Từ Lý Sơn , Sa kỳ đến cảng Vân Phong – Hãn nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học( Hội viên Hội Khoa Học Kỹ Thuật Biển TP.HCM)

Từ Lý Sơn , Sa kỳ đến cảng Vân Phong – Hãn nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học( Hội viên Hội Khoa Học Kỹ Thuật Biển TP.HCM)

Phải nhìn xa trông rộng, đừng hẹp hòi, đừng cục bộ địa phương cho địa phương mình là quan trọng nhất mà quên đi lợi ích chung của dân tộc của đất nước Việt Nam kiêu hùng mà còn quá tụt hậu. Phải lấy mối nhục tụt hậu là động cơ chủ yếu trong lúc này để phát triển đất nước này. 

 I.                     TỪ LÝ SƠN-CỬA BIỂN SA KỲ THẾ KỶ XVII, XVIII,XIX,CÁI NÔI CỦA ĐỘI HOÀNG SA KIÊM QUẢN ĐỘI BẮC HẢI Trước hết Cù Lao Ré còn gọi là Lý Sơn, người Bồ Đào Nha gọi là Pulo Catah, người Trung Quốc gọi là Ngoại La. Cù Lao Ré ở vĩ độ 15040 Bắc và kinh độ 1090 Đông, nằm về phía Đông Bắc vịnh Dung Quất, cách thủ phủ Quảng Ngãi 50km, cách cửa biển Sa Kỳ khoảng 27 km. Xa về phía Bắc là Cù Lao Chàm, phía Nam là qua đo Cả l Đại Lnh thuộc Ph yn v Cảng Vn Phong thuộc Khnh Hịa.. Dân cư sống ở đây từ lâu đời, còn di tích văn hoá Sa Huỳnh  gồm các mảnh gốm, các mộ chum cách nay hơn 2000 năm và văn hoá Chăm. Theo gia phả các dòng ho, những người Việt đầu tiên di dân ra đảo vào đầu thế kỷ XVII từ vùng cửa biển Sa Kỳ ở đất liền tiến ra. Có 2 nhóm dân chiếm 2 vùng khác nhau của đảo. Sáu họ  (lục tộc) của làng  An Vĩnh  (huyện Sơn Tịnh) ra ở phường An Vĩnh, nay là x An Vĩnh và bảy hộ (thất tộc) của làng An Hải (huyện Bình Sơn) ra ở phường An Hải, nay là làng An Hải. Theo gia phả họ Phạm Văn (thôn Tây An Vĩnh) cho biết các vị tiên hiền ra đảo lập nghiệp vào năm Hoàng Định thứ 9 (1609). Dân các phường An Vĩnh, An Hải đã nhiều đời sinh ra và lớn lên  ở Cù Lao Ré nhưng họ vẫn phải chịu đầy đủ mọi nghĩa vụ với làng quê gốc mình ở đất liền. Mãi đến năm Gia Long thứ 3 (1804), hai phường An Vĩnh và An Hải mới thực sự được tách ra thành các đơn vị hành chính độc lập với làng quê gốc , theo đơn của các viên chức phường An Vĩnh xin tách khỏi  xã An Vĩnh. Tài liệu này còn được lưu giữ tại nhà thờ họ Phạm Quang, phường An Vĩnh, nay là xứ Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn.Đối diện với Cù Lao Ré ở đất liền là vùng cửa biển Sa Kỳ và mũi Ba Làng An (Batangan) ở vị trí nhô ra biển với kinh độ ở gần quần đảo Hoàng Sa nhất so với các nơi ở bờ biển Trung Bộ của Việt Nam, lại là địa bàn của làng quê gốc của dân Cù Lao Ré. Đó là xã An Vĩnh ở một bên bờ cửa biển Sa Kỳ thuộc huyện Sơn Tịnh, và phía Bắc là xã An Hải thuộc huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Xã An Vĩnh gồm đất liền ở cửa biển Sa Kỳ và phường An Vĩnh, xã An Hải cũng thế, gồm phường An Hải ở Cù Lao Ré  mà đến đời Gia Long thứ 3 (1804) mới tách ra như nói trên. Tại phía Nam cửa biển Sa Kỳ còn di tích Vườn Đồn, nơi đồn Biển Sa Kỳ xưa. Tại đây cũng còn di tích miếu Cá Ông và di tích đình của xã An Vĩnh xưa (nay là thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).  Vùng cửa biển Sa Kỳ bao gồm cửa biển,  không có sông chảy ra nên không có hiện tượng cát bồi, có độ sâu tương đối tốt để làm cảng (thuyền) thời bấy giờ. Vì thế, hai bên cửa biển thuận lợi cho dân cư sinh sống, nhất là bờ phía Nam, xã An Vĩnh, sống về  nghề biển và cả nông nghiệp, cách phủ lỵ Quảng Ngãi gần 30km. Bờ phía Bắc thuộc xã An Hải, ít trù phú, ít dân cư hơn. Những hải sản qúi ở vùng Cù Lao Ré như hải sâm, đồi mồi có nơi tiêu thụ dễ, gần đó là đô thị Hội An ở phía Bắc. Vùng cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré cũng dễ dàng được cung cấp các vật liệu làm thuyền buồm như tre, lá, gỗ, kể cả gỗ kiền kiền làm cột buồm từ vùng rừng núi Quảng Ngãi, Quảng Nam ở cách không xa.Hoàn cảnh địa lý tự nhiên, từ vị trí, địa thế  cũng như nhân văn nói trên của vùng cửa biển Sa Kỳ- Cù Lao Ré khiến dân cư ở đó giỏi đi biển, thường đi tìm những hải sản qúi như hải sâm, ốc tai tượng ngay ở vùng kế cận Cù Lao Ré. Hiển nhiên những nơi như Hoàng Sa đầy ắp những hải sản tất sẽ có sức hút những cư dân trên đi tới. Đó cũng là lý do đầu tiên khiến Cù Lao Ré – cửa biển Sa Kỳ là cái nôi ra đời của đội Hoàng Sa.Ngoài ra, do hoàn cảnh lịch sử của xứ Đàng Trong, muốn tồn tại, từ thời Nguyễn Hoàng đã nghĩ đến phát triển giao thương ra biển khơi, tạo điều kiện phát triển mạnh của đô thị giao thương quốc tế Hội An với sự có mặt của người Nhật, Trung Quốc, nhất là người phương Tây (từ đầu thế kỷ XVI phát triển giao thương về phương Đông, khi thiết lập được các thương điếm từ Malacca đến Macao). Trận thủy chiến với người Hà Lan (hợp tác với quân Trịnh) ở gần cửa Thuận An thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thúc đẩy xứ Đàng Trong phải có kế hoạch thường xuyên thu lượm không  những hải sản qúi mà còn sản vật do đắm tàu, nhất là súng ống để tăng cường sức mạnh trong cuộc chiến tranh với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.   Đội Hoàng Sa đã hoạt động kể  từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần đến hết thời kỳ chúa Nguyễn,cả thảy 7 đời chúa, gần một thế kỷ rưỡi. Phong trào Tây Sơn nổi dậy, Chúa Nguyễn chạy vào đất Gia Định thì đội Hoàng Sa đặt dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn mà trong tài liệu còn lưu giữ tại nhà thờ họ Võ tại phường An Vĩnh, Cù Lao Ré đã cho biết năm 1786 Thái Đức năm thứ 9,  dân Cù Lao Ré  đã xin chính quyền Tây Sơn cho đội Hoàng Sa hoạt động trở lại. Đến những năm cuối cùng của Tây Sơn, hoạt động của đội Hoàng Sa  cũng bị ảnh hưởng, nên đến khi Gia Long năm thứ 2 (1803) mới cho đội Hoàng Sa hoạt động trở lại như Đại Nam Thực Lục Chính Biên, quyển XXII đã ghi rõ:”cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.Năm 1815, vua Gia Long sai đội Hoàng Sa đi đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa.Từ năm 1816, vua Gia Long bắt đầu cử thủy quân cùng với đội Hoàng Sa, không còn giao phó hoàn toàn cho đội Hoàng Sa  lo kiểm soát, đo đạc thủy trình ở Hoàng sa. Đội Hoàng Sa trở thành tổ chức mang tính dân sự nhiều hơn. Theo truyền thống, dân Cù Lao Ré vẫn tiếp tục đi biển trong đó có vùng Hoàng Sa có nhiều sản vật qúi. Không có một văn bản  nào ghi lại việc quyết định bãi bỏ đội Hoàng Sa ngoài Việt Sử Cương Giám Khảo Lược soạn năm 1877 của Nguyễn Thông cho biết đội Hoàng Sa bị bãi bỏ từ lâu, trước năm soạn cuốn sách này (1877). Thời Tự Đức, người ta không thấy biên niên sử còn chép các hoạt động của đội Hoàng Sa, vì theo phàm lệ của Đại Nam Thực Lục đệ tứ kỷ chép vào đời Tự Đức, những việc thành lệ thường không được chép nữa mà thôi. Những hoạt động của đội Hoàng Sa cũng như thủy quân từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836) đã trở thành lệ thường, như đã chép trong sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ Từ năm 1816, thủy quân đã đảm trách những việc xem xét, đo đạc thuỷ trình, không còn giao phó hoàn toàn cho đội Hoàng Sa như trước nữa. Song nhng người trong dội Hồng Sa cĩ nhiệm vụ hướng dẫn thủy quân đi công tác Hong Sa. V nhiều người gốc An Hải, An Vĩnh như Phạm Hữu Nhật được chỉ huy thủy quân đi công tác ở Hồng Sa.Ngoài ra  chức cai đội Hoàng Sa kiêm chức cai cơ Thủ Ngự mà Thủ Ngự lại có nhiệm vụ do thám ngoài biển. Nhiều tài liệu cho  biết cai đội Hoàng Sa kiêm quản cai cơ thủ ngự như Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, quyển XXIIghi rõ: Võ Văn Phú được  sai tái  lập đội Hoàng Sa chính khi ấy là thủ ngự cửa biển Sa Kỳ.Như thế nhiệm vụ của đội Hoàng Sa rất nặng nề, không thuần túy về kinh tế, khai thác tài nguyên mà còn làm công tác xem xét, đo đạc thuỷ trình, dò thám trên quần đảo Hoàng Sa, nhất là trong thời các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu nhà Nguyễn. Chính từ  công tác kiêm quản của đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải cho ta có quan niệm về quản lý Biển Đông của chính quyền Chúa Nguyễn và buổi đầu nhà Nguyễn thời ấy. Dân vùng cửa biển Sa Kỳ, cũng như dân Cù Lao Ré rõ ràng rất giỏi nghề đi biển xa mà thời nay gọi là “viễn dương”, mà vị trí địa lý vùng này (Sa Kỳ, Cù Lao Ré) lại là nơi nhô ra Biển Đông xa nhất. Cũng như dân đất liền thời mở cõi ấy, dân cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré (Quảng Ngãi) được chính quyền thời Chúa Nguyễn tín nhiệm giao trọng trách khai khẩn tới đâu, quản lý tới đó, còn được giao nhiệm vụ khác: kiêm quản.Thời Chúa Nguyễn mỗi năm lấy 70 suất  đinh để làm những nhiệm vụ của đội Hoàng Sa theo phép tuyển như trên, song còn dựa vào khả năng đi biển mà tuyển chọn. Số lượng 70 là số lượng đặc biệt cho một đội dân binh như đội Hoàng Sa. Cũng theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúi Đôn đã gọi quân nhân  để chỉ những người trong đội Hoàng Sa, trong đó có 2 người bị trôi dạt vào Cảng Thanh Lan (Hải Nam) khi bị bão vào năm Càn Long thứ 17 (1754), còn tám người khác bị mất tích. Như thế mỗi thuyền trong đội Hoàng Sa có số lượng khoảng 10 người.Tại xã An Vĩnh, nay thuộc thôn An Vĩnh, xã Tự Kỳ còn di tích một ngôi miếu ở cạnh cửa biển Sa Kỳngôi  miếu Hoàng Sa vốn thờ bộ xương đầu của con cá voi, (tương truyền do binh Hoàng Sa đưa từ Hoàng Sa về) và thờ lính Hoàng Sa , ngôi miếu này bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh và bộ xương cá voi thần linh ở miếu này được chuyển sang thờ tại lăng Thánh, ngay cạnh ngôi miếu xưa. Tại Cù Lao Ré nay là huyện đảo Lý Sơn vẫn còn Âm Linh Tự tức miếu Hoàng Sa, ở thôn Tây xã An Vĩnh, tức phường An Vĩnh xưa và Âm Linh Tự ngoài trời ở xã An Hải tức phường An Hải xưa.  Cũng tại xã An Vĩnh và cả làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo Cù Lao Ré) có tục tế đình và làm lễ khao quân tế sống  để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch, tại các đình làng. Hiện nay chỉ còn đình làng xã An Hải, tức phường An Hải xưa . Lính Hoàng Sa được tế sống vì nhiệm vụ quá nguy hiểm: “lính Hoàng Sa đi dễ khó về”. Trừ các chỉ huy như đội trưởng, thuyền trưởng, các lính thường lấy trai tráng chưa có gia đình, vừa khoẻ mạnh vừa không vướng vợ con. Tại thôn An Vĩnh thuộc xã Tự Kỳ hoặc tại đảo Cù Lao Ré có nhiều gia đình còn gia phả và bàn thờ những người đi lính Hoàng Sa như nhà ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh có nhà thờ  và gia phả ông tổ Phạm Quang Anh, người được vua Gia Long cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa năm 1815.Trong buổi tế sống lính Hoàng Sa đó, họ làm những hình nộm bằng khung tre và dán giấy ngũ sắc để giả hình người và đem tế tại đình. Tế xong họ đốt đi, hoặc đóng thuyền bằng thân cây chuối đặt hình nộm lên và thả trôi ra biển gọi là “khao lễ thế lính Hoàng Sa” còn gọi là “lễ tế sống lính Hoàng Sa”  với quan niệm các hình nộm kia sẽ gánh chịu mọi hiểm nguy, tai nạn trên biển thay cho đội Hoàng Sa và cầu mong cho người thân của họ bình an trở về . Ngày nay tại các nhà thờ tộc họ có người đi lính Hoàng Sa đều có tổ chức tục lễ như thế và hiện tại gia đình các tộc họ cũng còn giữ bài Văn Khao Thế Lính Hoàng Sa gồm  một nửa chữ Hán, một nửa chữ Nôm. Về địa bàn hoạt động, đội Hoàng Sa có không gian rất rộng. Khởi đầu những đảo gần bờ biển nhất. Song trong 6 tháng  hàng năm từ năm này qua năm khác, đội Hoàng Sa mở rộng phạm vi hoạt động khắp các đảo san hô ở Biển Đông gồm quần đảo Hoàng Sa  và kiêm quản đội Bắc Hải ở Trường Sa bây giờ. Nếu các đảo phía Bắc gần phủ Liêm Châu, Hải Nam (Trung Quốc)  thì các đảo  ở phía Nam tiếp tới là Côn Lôn, Hà Tiên.  Dù chính đội Hoàng Sa không đủ lực lượng tự chính mình đi khắp nơi song lại kiêm quản các đội khác (như đội Bắc Hải) thì phạm vi hoạt động rõ ràng rất rộng, khắp các đảo Biển Đông chạy dài ngoài khơi dọc các tỉnh miền Trung Bộ Việt Nam khoảng Quảng Trị, Thừa Thiên, từ  phía Tây Nam  đảo Hải Nam xuống tới vùng Trường Sa hiện nay.Các nhà cầm quyền Việt Nam từ đầu thế kỷ XVII  đã biết rằng Hoàng Sa hay Bãi Cát Vàng hoặc Vạn Lý Trường Sa là một dải dài hàng ngàn, vạn dặm chạy dọc Biển Đông. Khái niệm chung nhất này cũng ở việc giao nhiệm vụ cho đội Hoàng Sa, đứng đầu là cai đội hay đội trưởng do nhà nước bổ dụng, được kiêm quản đội Bắc Hải ở Phía Nam cùng nhiệm vụ để thâu tóm vào một đầu mối. Đây cũng là một quan điểm về quản lý các hoạt động kinh tế tại Biển Đông của nước ta thời ấy.Như trình bày trên, vì đội Hoàng Sa là một tổ chức dân binh có nhiều chức năng, nhiệm vụ đặc biệt ở Biển Đông, nên tổ chức này cũng rất đặc biệt. Đứng đầu là cai đội như Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 đã ghi : “Lịnh cai đội Hoàng Sa tính quản”. Như binh chế thời chúa Nguyễn mà chúng ta đã biết đội có cai đội và đội trưởng chỉ huy. Chức cai đội Hoàng Sa thường được kiêm luôn các chức khác như trường hợp Phú Nhuận Hầu  kiêm cai thủ đồn cửa biển Sa Kỳ, kiêm cai cơ  thủ ngự, như theo tài liệu tờ kê trình của Phú Nhuận Hầu, ngày 1 tháng 10 năm Gia Long thứ 2 (1803), tài liệu hiện lưu trữ tại nhà thờ họ Võ phường An Vĩnh nay là thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi  . Thủ ngự là đơn vị cai quản, tuần tra chống trộm cướp thời Nguyễn.Tùy theo mỗi năm, số thuyền đi từ 4 hay 5 chiếc đến 18 chiếc. Mỗi chiếc thuyền do chủ thuyền hay thuyền trưởng cai quản. Thuyền cũng là đơn vị nhỏ nhất trong phiên chế thời Nguyễn như chúng ta đã từng biết.Số lượng 70 suất chia ra ở các thuyền , đều là dân binh được gọi là “quân nhân” như Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 ghi chép như đã trình bày ở trên. Những quân nhân này chủ yếu là dân gốc xã An Vĩnh và một phần là dân xã An Hải ở đất liền và ngoài đảo Cù Lao Ré.Sự thực lịch sử đã cho biết các thuyền đánh cá Việt Nam  với vật liệu nhẹ , nhỏ bé đã dễ dàng né tránh các đá san hô cũng như dễ dàng cập được vào bờ các đảo san hô  ở Hoàng Sa và cũng thích hợp hoàn cảnh dân chài biển vùng Sa Kỳ – Cù Lao Ré, đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình. Đội Hoàng Sa thu lượm  trước hết những hải vật  qúi  lạ ở Hoàng Sa như hải sâm, ốc hoa, ốc tai voi có chiếc lớn như  chiếc chiếu, bụng có châu  ngọc lớn như ngón tay trẻ em, sắc đục không bằng sắc con trai châu song vỏ ốc có thể tách ra từng  phiến, cũng có thể dùng vỏ ốc làm thành vôi; có thứ ốc xà cừ , người ta có thể dùng để dát các đồ dùng; có thứ đại mạo hay đại mội , tức con đồi mồi rất lớn hay con hải  ba (ba ba biển tục gọi là con trắng bông, cũng giống như con đồi mồi, nhưng nhỏ hơn). Những hải sản quí trên tuy cũng có nộp cho nhà vua theo qui định, song thường vẫn cho đội Hoàng Sa bán, thường thì bán cho thị trường ở Hội An tiêu thụ nhiều và có giá hơn.  Quan trọng nhất là các hàng hoá từ các tàu đắm mà Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư  viết rằng hàng hoá thu được phần nhiều  là vàng bạc, tiền tệ, súng ống. Phủ Biên Tạp Lục thì ghi : những đồ hải vật như gươm và ngựa bằng đồng hoa bạc, tiền bạc, vàng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, khẩu súng, ngà voi, sáp ong , đồ sứ. Chắc chắn trong thời còn chiến tranh, súng đạn thu được ở các tàu đắm ở Hoàng Sa là rất qúi giá. Việc đi biển xa (viễn dương) khiến các thành viên đội Hoàng Sa rất giỏi đi biển. Chính từ thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị thủy quân hoạt động mạnh ở Hoàng Sa cũng đều nhờ những người hướng  dẫn hải trình từ những dân đi biển giỏi trong đó có dân binh đội Hoàng Sa. Chính vì  thế, các thuyền thuộc lưu lượng thủy quân triều Nguyễn từ kinh thành Huế trước khi ra Hoàng Sa phải tới tập trung ở Quảng Ngãi.Như thế người chỉ huy đội Hoàng Sa là cai đội phải là vị quan lớn như cai đội  Thuyên Đức Hầu   đã được Lê Qúi Đôn tra cứu sổ sách suốt từ 1702 (Nhâm Ngọ) đến 1713 (Qúi Tỵ). Thuyên Đức Hầu đã được phong tước hầu. Hoặc như Phú Nhuận  hầu cũng thế trong tờ trình ngày 1 tháng 10 năm Gia Long thứ 2 (1803) đã kiêm luôn “khâm sai cai thủ” cửa biển Sa Kỳ, kiêm chức “cai cơ  thủ ngự”, kiêm quản đội Hoàng Sa  (tờ kê trình của Phú Nhuận  hầu được lưu giữ tại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh nay là thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Khâm sai cai thủ là chức trông coi  cửa biển, Thủ ngự  là tổ chức tuần tra, chống trộm cướp thời Nguyễn. Chính Phú Nhuận hầu được giao nhiều chức vụ quan trọng. Cũng từ đó có uy tín để kiêm quản các đội khác như đội Bắc Hải.Đại Nam Thực Lục Tiền Biên  soạn xong năm 1844 chép rằng đội Bắc Hải mộ dân thôn Bình Thuận, Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương, được lệnh cưỡi thuyền nhỏ ra các đảo ở Bắc Hải lượm hoá vật, cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản. Đại Nam Nhất Thống Chí quyển 6, tỉnh Quảng Ngãi, soạn  xong năm 1882 cũng còn viết “đội Bắc Hải ra  đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản” 

  II. CẢNG VÂN PHONG THẾ KỶ XXI & VIỆT NAM RA BIỂN LỚN      

   Cảng Vân Phong là cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế (loại 1A) của Việt Nam nằm trong vịnh Vân Phong, khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Vịnh Vân Phong có tọa độ  từ vĩ độ 12o 28’ đến 12o 47’ N, từ kinh độ 109o11’ đến 109o28’E, là vị trí cực Đông, cách Vịnh Cam Ranh 39 hải lý, có độ sâu giới hạn đến -30m ( Cam Ranh: -20m; Vũng Rô: -19m), có độ kín gió tốt nhất trong các cảng ở Việt nam, là điểm gần nhất trên tuyến đường Đông Nam Á- Manila- Guam- Honolulu- San Francisco hoặc Vitoria ( Canada) hoặc Panama; có cự ly ngắn nhất đến tuyến đường hàng hải Bắc Nam và Nam Bắc Biển Đông( 12 hài lý với B-N và 160 hải lý N-B).Với độ rộng mặt nước 43.544 ha( gấp 3 lần Can Ranh); mặt đất bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn rộng 13.800 ha; với địa thế không có núi non về phía Tây như Vịnh Cam Ranh , có tuyến đường  26, phía Nam vịnh từ Ninh Hòa đi Buôn Mê Thuột, đường 645 , phía Bắc Vịnh từ Phú Lâm đi Buôn Hồ lên Tây Nguyên không phải qua đèo nào nguy hiểm có thể mở đường sắt lên Tây Nguyên tới Đắc Nông  và nhất là đường Liên Á qua StungTreng ( Campuchia), Paksé ( Lào)- Ubon ( Thái Lan), cạnh đường 1A và đường sắt Bắc Nam; có hồ nước ngọt trên thượng nguồn sông Ba ( cách 80km), có đất làm sân bay quốc tế, nên hội đủ điều kiện trở nên thành phố cảng biển thương mại lớn nhất Việt Nam.Cảng Vân Phong chỉ có 2 khu bến. Một là khu bến Mỹ Giang ở phía Nam vịnh Vân Phong chuyên dùng cho dầu và sản phẩm dầu có năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350 nghìn DWT và dự kiến là 400 nghìn DWT vào năm 2020. Hai là khu bến Dốc Lết-Ninh Thủy ở Tây Nam vịnh Vân Phong chuyên dùng cho hàng rời. Theo quy hoạch, cảng Vân Phong sẽ có khu bến thứ ba và sẽ là khu bến chính, cảng trung chuyển container, đó là khu bến Đầm Môn ở phía bắc vịnh Vân Phong.  Chỉ có cảng Vân Phong có khả năng trở thành cảng nước sâu tiếp nhận những tầu có trọng tải lớn nhầt hiện nay và cả trong tương lai, và như thế có thể là cảng mặt tiền của biển Đông, còn tất cả cảng hiện nay từ Hải Phòng , Sàigòn, Đà Nẵng,Dung Quất cũng chỉ là cảng  biển nhỏ , “trong ngõ hẻm” mà thôi. Tầu container lớn nhất hiện nay đã được thiết kế cỡ 18.000 TEU (dài 470 m, rộng 60m, mớn nước 16m)  được đóng tại nhà máy đóng tầu của Đức, được xuất xưởng trong năm 2009.Các cảng biển của Việt Nam trước năm 2009 không thể tiếp nhận tầu container 4.000 TEU trở lên. Khu vực cảng TPHCM, Hải Phòng… chủ yếu tiếp nhận tầu tới 2000TEU trở xuống để chuyển tới Singapore, Hồng Kông…Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục hàng hải, năm 2007 số hàng vận chuyển bằng container đã đạt 4,5 triệu TEU, trong số đó vận chuyển trong nước 0,7 triệu TEU còn 3,8 triệu TEU vận chuyển tới châu Âu và Mỹ. Do phải chuyển tải tại Singapore các nhà xuất nhập khẩu phải chịu giá cước tăng thêm tối thiểu 400 USD cho 1 TEU. Như thế, mỗi năm do tầu container lớn không vào cảng Việt Nam được nên nền kinh tế tổn thất gần 1,5 tỷ USD.Vân Phong  hiện được Nhà nước xác định là cảng trung chuyển container quốc tế tại Việt Nam. Phải biết tính toán cho vận tải đất nước trên cơ sở cự ly vận chuyển ngắn nhất.  Nếu như vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu tới Singaprore có quãng đường dài 634 hải lý (tương đương 1.174km) hay vận chuyển từ Hải Phòng tới Singapore có độ dài 1305 hải lý (tương đương 2.417km) hoặc vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh hay Vũng Tàu tới Vân Phong là 246 hải lý (tương đương 455km); vận chuyển từ Hải Phòng tới Vân Phong có khoảng cách 556 hải lý (tương đương 1029 km). Như vậy, khi tầu cỡ 15.000 TEU trở xuống của hãng tầu Maersk vào xếp dỡ container tại Vân Phong, tầu nhỏ của Việt Nam gom hàng từ Hải Phòng tới Vân Phong sẽ tiết kiệm quãng đường so với đi tới Singapore là 749 hải lý (tương đương 1387 km). Cũng tương tự nếu gom hàng từ thành phố Hồ Chí Minh, Vũng tầu tới Vân Phong sẽ rút ngắn được quãng đường là 388 hải lý (tương đương 718 km).Nếu tính số container của cả nước hiện nay đang được gom tới Singapore (gần 4 triệu TEU), thi khi có cảng trung chuyển container quốc tế Vân phong, do rút ngắn quãng đường hàng ngàn km, sẽ tiết kiệm chi phí rất lớn cho xuất, nhập khẩu. Tất nhiên, việc rút ngắn khoảng cách chỉ có thể thực hiện được khi Vân Phong có cơ sở hạ tầng, có chính sách quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế.Cuộc họp lần thứ 7 của Hiệp hội cảng biển quốc tế, tại DUBAI, U.A.E, ngày 28/3/2008 đã đề ra phương hướng phát triển cảng biển thế giới, nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng tầu biển. Tất cả 130 thành viên đại diện cho 230 cảng lớn của 90 quốc gia đã tham gia hội nghị. Hiệp hội đại diện tiếng nói của các cảng xếp dỡ khoảng 90% lương container thế giới và 60% lượng hàng hóa vận chuyển bằng tầu biển toàn cầu. Hội nghị đã xác định, năm 2006 khối lượng container xếp, dỡ tại các cảng biển là 440 triệu TEU (Đơn vị tiêu chuẩn tính container). Dự kiến đến năm 2015, lượng container toàn cầu sẽ được xếp, dỡ tại cảng biển là 600 triệu TEU, trong đó các cảng container lớn nhất, nhì thế giới là Singapore và Hồng Kông. Báo cáo của Tổng thư ký hiệp hội có khẳng định: “Tầu có container có hiệu quả kinh tế cao là loại 12.000 TEU”.Hiện nay đã có 6 tầu container loại 15.200 TEUs với tên EMMA, chủ tầu Maersk. Đặc tính của tầu container EMMA: chiều dài 397,7m, rộng 56,4m, cao 100m, tổng dung tải 151.687 GT (tấn). Mớn nước của tầu 15m, định biên 13 người. Tầu đang hoạt động tuyến đường Châu Âu – Hồng Kông. Tầu container lớn nhất hiện nay đã được thiết kế cỡ 18.000 TEU (dài 470 met, rộng 60m, mớn nước 16m)  được đóng tại nhà máy đóng tầu của Đức. Với vị trí thuận lợi, việc xây dựng và đưa vào hoạt động cảng Vân Phong (Khánh Hòa) được coi là cơ hội lớn để VN trở thành trung tâm hậu cần của khu vực và thế giới trong tương lai gần. Ông Phạm Anh Tuấn ,Giám đốc dự án Công ty CP tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (Portcoast, đơn vị lập quy hoạch hệ thống cảng biển VN)  đã  nhận xét rằng vũng Đầm Môn thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu quy mô lớn cho tàu trọng tải lên đến 200.000 DWT. Đây cũng là địa điểm thích hợp nhất để hình thành, phát triển cảng trung chuyển container quốc tế cạnh tranh với các đầu mối trung chuyển hiện có trong khu vực như Singapore, Hồng Kông, Cao Hùng (Đài Loan), Tanjung Pelepas (Malaysia)… Theo ông Tuấn, hiện nay, hệ thống cảng biển VN chưa có nơi nào đủ điều kiện tiếp nhận tàu chở container sức chở lớn vận hành xuyên đại dương. Do vậy hàng xuất nhập khẩu đi châu Âu, Bắc Mỹ (chiếm khoảng 30%) buộc phải trung chuyển qua Singapore hoặc Hồng Kông. Chi phí tiếp chuyển bình quân tăng khoảng 94 USD/TEU so với chuyển thẳng và thời gian cũng kéo dài thêm 6 – 7 ngày. Trong tương lai, khi cảng Vân Phong hình thành, một lượng hàng xuất nhập khẩu khổng lồ của VN và các nước trong khu vực vận hành trên các tuyến xuyên đại dương đi châu Âu, Bắc Mỹ sẽ trung chuyển qua đây, thay vì đi qua các đầu mối trung chuyển hiện có như Hồng Kông, Singapore… Ngoài ra, một nguồn container dồi dào của Khu kinh tế Vân Phong và lân cận kể cả nội địa Lào, Campuchia Thái vận hành trên các tuyến biển gần cũng sẽ quá cảnh qua đây. Đối với nguồn hàng trong nước, vai trò của cảng Vân Phong chủ yếu là hỗ trợ cho các cảng cửa ngõ, đầu mối; đảm nhận tiếp chuyển hàng container xuất nhập khẩu vận hành trên các tuyến biển xa bằng cỡ tàu lớn mà các cảng cửa ngõ và đầu mối không có khả năng tiếp nhận hoặc năng lực thông qua không đáp ứng nổi. Vì quyền lợi quốc gia,VN đang gấp rút chuẩn bị khởi công xây dựng 2 bến dài 690m thuộc giai đoạn khởi động tại Vân Phong thì Singapore đã triển khai kế hoạch xây dựng thêm 18 bến cho tàu lớn để nâng năng lực thông qua từ 24,8 triệu TEU (2006) lên khoảng 50 triệu TEU vào năm 2018. Hồng Kông cũng có kế hoạch xây dựng thêm 12 bến để nâng năng lực thông qua lên 40 triệu TEU vào năm 2020. Đây sẽ là thách thức lớn đối với sự phát triển của cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong trong việc thu hút hàng container của các nước lân cận ở khu vực đến trung chuyển tại cảng. Trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai cảng Vân Phong là hết sức cần thiết để bắt kịp cơ hội và nhu cầu vận chuyển hàng hải. Một vấn đề quan trọng nữa là phải tính toán đến lợi thế cạnh tranh của Vân Phong khi cảng này đi vào hoạt động.Theo phân tích của một chuyên gia kinh tế, Vân Phong sẽ không chỉ phải cạnh tranh với cảng Hồng Kông và  Singapore (đang mở rộng) mà còn với nhiều cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ khác như Busan (Hàn Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc), Cao Hùng và Keelung (Đài Loan), Klang và Tanjung Pelepas (Malaysia), Laem Chabang (Thái Lan). Theo ông Phạm Anh Tuấn, để tăng tính cạnh tranh, yếu tố hấp dẫn là chi phí vận tải tiếp chuyển thu gom đi hoặc đến Vân Phong phải thấp hơn so với các cảng khác. Kết quả phân tích, tính toán theo từng tuyến vận tải và so sánh chi phí vận tải cho thấy, khả năng hấp dẫn của Vân Phong là hàng container đi biển xa của Campuchia (qua cảng Sihanoukville), Bruney (qua cảng Muara) và một phần của Philippines (qua cảng Manila). Đây cũng là điểm cần phải chú ý để khai thác.Một chuyên gia ngành hàng hải cũng cho rằng, các cảng Klang, Tanjung Pelepas và Laem Chabang không có khả năng làm hàng hiệu quả và khả năng kết nối vào các tuyến hàng hải quốc tế như Singapore nên chú trọng đầu tư vào diện tích khai thác cảng và giá nhân công rẻ. Đây sẽ là phương thức cạnh tranh cần xem xét, vì lợi thế mà Vân Phong có được cũng chính từ diện tích xây dựng và nguồn nhân công dồi dào. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm hàng của cảng. Đây là những yếu tố mà các hãng tàu lớn sẽ chú ý khi chọn tuyến trên hành trình của mình.Ý tưởng đầu tiên về Cảng trung chuyển container được kỹ sư Doãn Mạnh Dũng – tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật biển TP.HCM đưa ra trong “Hội thảo quy hoạch du lịch Văn Phong- Đại Lãnh” tại Nha Trang năm 1997. Ý tưởng này đã nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong ngành cũng như các nhà đầu tư, tuy nhiên phải sau đó 12 năm dự án cảng container này mới chính thức được triển khai. Ban đầu dự án khởi công khu bến Đầm Môn giai đoạn 1 vào tháng 1 năm 2008 nhưng buộc phải dừng do vướng dự án xây dựng nhà máy thép của liên doanh POSCOVINASHIN. Sau những tranh luận gay gắt từ nhiều phía, cuối cùng chính phủ từ bỏ dự án thép nói trên.Tháng 10 năm 2009, dự án xây dựng cảng đã được khởi động lại. Theo đó, với vốn đầu tư giai đoạn khởi động hơn 1.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn của Vinaline. Cảng sẽ được khởi động bằng việc xây dựng 2 bến cảng nước sâu tại khu vực Đầm Môn (vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà) với quy mô có thể tiếp nhận tàu chở container trọng tải 9.000 TEU (container tiêu chuẩn 20f), khả năng thông qua 0,5 triệu TEU/năm. Chính phủ Việt Nam đã quyết định chọn cảng Vân Phong làm cảng cấp quốc gia cửa ngõ quốc tế (loại 1A).Trong các thế kỷ 17, 18, 19,ông cha chúng ta đã lựa chọn cửa biển Sa Kỳ, đảo Lý Sơn là cái nôi của đội Hoàng Sa bản thân có nhiệm vụ đi khai thác hoặc hướng dẫn thủy quân, xác lập, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa hay Trường Sa ở Biển Đông. Vậy thì thế kỷ XXI, con dân Việt Nam chúng ta đã khôn ngoan chọn Vân Phong là nơi đột phá ra biển lớn, hầu  sánh vai với cường quốc năm châu bốn biển. Phải làm gấp làm nhanh! Làm chậm như Báo Tuổi Trẻ ngày 12-4-2011 đã nêu ra là có tội với Tổ tông và Dân tộc, nhất là khi ta đang  cần phải nhanh chóng xây nội lực hùng cường để  đủ sức đối phó với những thử thách lớn lao chưa từng  có ở Biển Đông. 

Hãn nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học.