Trung thực là phẩm chất không thể thiếu của người trí thức

Trung thực là phẩm chất không thể thiếu của người trí thức
Tôi mở Tivi và chọn kênh 2. Lắng nghe những lời phát biểu của người đại biểu nhận giải.Tâm trạng không ngạc nhiên và cũng không ngở ngàng vì tôi hiểu mình đang sống ở đâu ! Người nhận giải có nhắc lại ông Võ Văn Kiệt và ông Nguyễn Sinh Huy.Chuyện tôi đối thoại với ông Võ Văn Kiệt về cái sai khi chuyển lũ về Hòn đất đã được viết rồi , nay xin không nhắc lại. Còn với ông Nguyễn Sinh Huy lúc sinh thời, Tướng Lê Kế Lâm có nói với tôi rằng ” Không hiểu vì sao ông Nguyễn Sinh Huy ngại gặp cậu”
Khi nghe điều đó tôi im lặng vì muốn giữ mối hòa đồng trong Hội Biển Tp HCM . Ngày mất của ông Huy tôi cũng đến viếng và trong tim tôi đã bỏ qua những điều mà ông thiếu thanh thản khi ra đi. Sau tang lể của ông Huy vài ngày, tôi đã giải thích với ông Lê Kế Lâm sự ái ngại của ông Huy khi gặp tôi như sau :
Cái lớn nhất của đời ông Huy là nghiên cứu đưa lũ về vịnh Thái Lan. Nhưng mọi việc về lý thuyết tôi đã làm sớm, đã đăng ký bản quyền và cung cấp cho ông Nguyễn Văn Hiệu, ông Hồ Chín (đã đưa lên trang www.kinhtebien.vn khi ông Sinh Huy đang sinh thời ngày 2/11/2011)) và đăng trên báo chí. Họ chỉ là những người thực hiện theo ý tưởng khoa học của tôi. Hơn nữa, họ không làm như đề xuất của tôi là phải chuyển về Rạch Giá mà  họ đưa về Hòn Đất. Hậu quả, lũ đã phá lộ để vượt qua đoạn đường từ Hòn Đất về Rạch Giá.
Nguyên lý của lý thuyết chuyển lũ về vịnh Thái Lan như sau:
Hồi tháng 6/1996 tôi cùng anh Nguyễn Văn Tiềm đi chơi Rạch Giá , Hà Tiên. Lần đầu tiên đến Rạch Giá, thấy cây lâu năm sát bờ biển, tôi đề nghị xe dừng lại và hỏi dân về thủy triều. Khi biết thuỷ triều ở đây là nhật triều và biên độ thấp nên ngay lúc đó tôi đã đưa ra lý thuyết chuyển lũ về hướng Tây. Lý thuyết này tôi công bố trên báo Khoa học phổ thông Tp HCM số 697 ngày 30/8/1996. Ta hình dung thủy triều như cái bơm. Bơm phía Đông ngày bơm 2 lần. Bơm phía Tây, ngày bơm 1 lần. Như vậy pha lệch.
 
Vì lệnh pha nên ta hoàn toàn có thể chuyển lũ về hướng Tây. Tôi khảo sát thấy kênh Hà Tiên – Rạch Giá chảy một chiều từ Hà Tiên về Rạch Giá nên tin chắc vùng bờ biển Rạch Giá thấp hơn vùng Hà Tiên. Sau nầy tôi đã công bố lý thuyết “Hướng dòng sông ra biển” trên báo Khoa học phổ thông Tp HCM số 743 ngày 25/7/1997.
Số báo 697 ngày 30/8/1996 như sau :
 
 
Sô báo 743 ngày 25/7/1997
 
 
Nhóm tác giả thực hiện chuyển lũ về hướng Tây không những không trung thực trong việc sử dụng ý tưởng của tôi đã có bản quyền, mà còn làm khác với ý tưởng ban đầu nên đã làm hạn chế hiệu quả của dự án.
Bản quyền :
Ngày 16/7/1996 “Dự án chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL” được đăng ký tại Sở Khoa học Công Nghệ và Môi Trường Tp HCM. 
 
Ngày 16/10/1996 Cục Bản quyền tác giả cấp “Giấy chứng nhận bản quyền ” số 361VH/BQ/ĐD về “Dự án Chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL”.
 
Tài liệu”Dự án Chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL” đã được chuyển đến nhóm ông Nguyễn Văn Hiệu, Hồ văn Chín như sau : 
Ngày 23/7/1996 ra Hà Nội cùng thầy Dương Phương – thầy dạy tôi môn Đội tàu tại trường Đại học Đường thủy – nguyên bạn học của ông Nguyễn Văn Hiệu khi phổ thông. Nhờ thầy Dương Phương chuyển tài liệu trên đến ông Nguyễn Văn Hiệu. Ông Hiệu viết thư tay đề nghị chuyển tài liệu đến ông Hồ Văn Chín. 
Ngày 10/8/1996 , thầy Dương Phương thông báo đã chuyển thư tay của anh Nguyễn Văn Hiệu và tài liệu “Dự án Chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL” đến ông Hồ Văn Chín. (Ông Nguyễn Sinh Huy là cấp dưới của ông Hồ Văn Chín) 
Trong khoa học, từ ý tưởng đến việc thực thi phải qua nhiều công đoạn. Nhưng sự trung thực với phần lao động của chính mình là một phẩm chất không thể thiếu được của một con người, với chữ Người viết hoa, đừng nói đó là một trí thức. 
KS Doãn Mạnh Dũng 
 
Ghi chú : 
– Sáng ngày 23/10/2006 lúc khoàng 07:30,  anh Trịnh – thư ký của ông Sáu Dân thông báo :
“Mời tôi đến 16 Tú Xương , Quận 3 Tp HCM gặp ông Võ Văn Kiệt”
  
Tôi mời  TS Đoàn Văn Quảng cùng đi. Trong 2 giờ đối thoại từ 14:30 đến 16:30, ông Võ Văn Kiệt  đã trao đổi với tôi các nội dung  : chuyễn lũ về vịnh Thái Lan, cảng Dung Quất, kênh Quan Chánh Bố. Khi nghe tôi phê phán việc đưa lũ ra Hòn Đất là sai mà cần phải đưa về Rạch Giá, ông thừa nhận và trách tôi sao không gửi thư lên ông. 
Tôi nói :”Cháu đã đưa lên báo”. 
Ông trả lời ngay :”Đưa lên báo ai đọc !” 
– Ông Dương Phương và TS. Đoàn Văn Quảng đang sống tại Tp. HCM