Việt Nam phát triển ngành vận tải biển như thế nào ?
Ngành vận tải biển gồm bốn thành phần cơ bản : hàng hải; cảng biển; đóng và sửa chữa tàu và hệ thống dịch vụ gồm đảm bảo hàng hải, bảo hiểm, tài chính, cung ứng tàu biển.các tổ chức dịch vụ logistic…
Ngành hàng hải
Trong lỉnh vực hàng hải con người phải sử dụng con tàu, nhiên liệu, cơ bắp và kỹ năng hàng hải. Những năm tháng đất nước mới mở cữa từ đầu thập niên 1980, do chênh lệnh về thị trường hàng hóa và mức sống nên ngành hàng hải hấp dẩn cả nước Việt Nam. Các thuyền trưởng được trọng dụng. Và theo bản năng cái “tôi” của những người đang được trọng dụng đã ngộ nhận và cho rằng nghề hàng hải giữ vị trí cốt lõi trong ngành vận tải biển Việt Nam. Với những nước phát triển, ngành đóng tàu đã phát triển cực đỉnh nên cần sự tiêu thụ. Mặt khác những người giàu có khó chấp nhận nghề đi biển vì phải xa gia đình và nhiều rũi ro. Vì vậy các nước phát triển thường kêu gọi và vinh danh những người đi biển.Nhưng để cạnh tranh trong ngành hàng hải, ngoài ngôn ngữ đang là khó khăn với Việt Nam, chúng ta còn gặp không ít thách thức về dân trí và kỹ năng của người Việt Nam..
Tôi xin kể những chuyện điển hình.
– Tàu HT 7000 DWT chuẩn bị rời cảng Kolkata ở Đông Bắc Ấn độ. Hai hoa tiêu xuống, đưa tàu ra cảng. VÌ luồng ra biển dài, hoa tiêu yêu cầu thuyền trưởng bố trí buồng nghĩ cho hoa tiêu. Ông thuyền trưởng Việt Nam nói :
-Không .
Hai hoa tiêu rời ngay tàu trở về cơ quan. Con tàu phải chờ thêm nhiều ngày để đợi thủy triều. Lần sau, chủ tàu phải yêu cầu thuyền trường thu xếp phòng ở cho hoa tiêu.
– Tàu NL có trọng tải 5000 DWT. Chủ tàu cung cấp 5 tấn nhớt cho tàu.Máy trưởng điều khiển tổ máy sơ xuất đã chuyển dầu FO đổ vào két dầu nhớt. Mất một lúc 5 tấn nhớt.
Để khai thác tàu có hiệu quả nhất, cán bộ khai thác phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn về đạo đức. Chủ tàu quốc doanh, cán bộ khai thác chia tiền cước với người thuê. Hay cơ quan cấp trên thuê tàu HG của cơ quan cấp dưới để khai thác.
Hay nói cách khác, ngành hàng hải phải sử dụng quá nhiều kỹ năng và cả đạo đức nên cần có nhiều thời gian để có sự trưởng thành.
Về cảng biển.
Cảng biển được xây dựng từ vị trí tối ưu là đầu mối giao thông. Lợi thế của cảng biển là lợi thế về địa lý tự nhiên mà khó có vị trí khác thay thế. Đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn, đầu mối giao thông nhỏ thì chợ nhỏ. Đầu mối giao thông mất đi thì chợ cũng mất đi. Vì vậy, với một nước nghèo như Việt Nam việc sử dụng hiệu quả các cảng biển là vô cùng quan trọng. Nó đáp ứng nhu cầu lớn với lao động giản đơn và đặt nền tảng cho các phát triển khác. Sự phát triển cảng Sài Gòn xưa hay của cảng Singapore là thí dụ dể hiểu nhất.
Công nghệ đóng tàu
Việc hình thành và phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thủy ( Vinashin ) từ năm 1996 là một bước phát triển thần kỳ và vô cùng hiếm trong lịch sử ngành đóng tàu Việt Nam.Sự thành công của Vinashin trong việc tiếp nhận các công nghệ mới nhất của thế giới trong kỹ nghệ đóng tàu là vô cùng quan trọng, giúp Việt Nam có đủ nguồn lực để kiểm soát vùng biển của Việt Nam trong tương lai. Sự phát triển của Vinashin là không thể chấp nhận với Trung Quốc đang mong muốn “dùng thịt đè người “ ở Biển Đông. Những sai sót của các cá nhân những người quản lý Vinashin là hoàn toàn có thể điều chỉnh. Những năm đầu thập niên 2000, tôi được mời về làm việc tại Cục hàng hải Việt Nam ở Hà nội với cương vị Trưởng Ban cơ sở hạ tàng Cục Hàng hải. Khi đó tôi thường xuyên tiếp cận với các chuyên gia cao cấp và biết rằng Vinashin đang nuôi cả bộ máy … Còn Vinalines thời ông Hà Đức Bàng cũng đóng góp cho bữa ăn của Văn phòng Cục hàng hải. Mọi chi phí của hệ thống quản lý … đều hướng về hầu bao của Vinashin và Vinalines. Với năng lực của các nhà tài chính hiện đại, mọi di chuyển của đồng tiền đều là những con số biết nói về hậu quả của nó. Nhà nước hoàn toàn đủ năng lực điều chỉnh lại các bước đi của Vinashin để không có hậu quả đáng tiếc về tài chính. Bản chất tham nhũng là sự cướp đoạt của những kẻ có quyền lực. Quyền lực tại Việt Nam là tập trung nên hoàn toàn có thể chống tham nhũng nếu chính thể Việt Nam thật sự muốn chống tham nhũng. Với những người thực sự có lý luận thì hoàn toàn có thể hướng Vinashin phát triển đúng nhịp của nền kinh tế thị trường. Tiếc rằng, đã hình thành một chiến lược xóa Vinashin, xóa sức mạnh ngành đóng tàu Việt Nam , xóa những con tàu sẽ bảo vệ bờ biển Việt Nam từ trong trứng nước. Quá khứ không thể thay đổi, nhưng chúng ta hảy tạo điều kiện để công nghệ đóng tàu Việt Nam hồi phục và phát triển. Vì thế giới này vẩn phụ thuộc vào kẻ có sức mạnh vật chất.
Hệ thống dịch vụ hàng hải
Thời nay nhiều người nói đến logictic. Nhưng hành động lại thật sự thiếu logictic. Việt Nam đã xuất gạo trên 30 năm nhưng đến hôm nay vẩn chưa có cảng chuyên dụng xuất gạo.
Vì giới hạn bài viết, tôi tin rằng để phát triển ngành vận tải biển Việt Nam, nên tập trung phát triển cảng, trước tiên là cảng Vân Phong cho thị trường khu vực Đông Nam Á, cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL. Với vùng đồng bằng Bắc Bộ, sự hình thành và phát triển cảng Lạch Huyện như hiện nay là tạm ổn.
Việt Nam cần vượt qua thành kiến với Vinashin để xây dựng lại nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Để phát triển ngành hàng hải, Việt Nam hảy khuyến khích bằng cách cho sinh viên hàng hải tín chấp vay tiền để học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đi làm cho các chủ tàu trong và ngoài nước để tự kiếm sống, giúp gia đình nhưng quan trọng hơn sẽ hình thành một thế hệ mới giỏi giang, tự lập và dám đưa đất nước hướng đến nền văn minh.
KS Doãn Mạnh Dũng