Xây dựng và phát triển ĐBSCL theo quy luật tự nhiên

Những quan điểm mới trên là những cố gắng lớn của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và là một hướng đi đúng hướng.
Tháng 7 năm 1996 tôi đã viết tài liệu ” Chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL bằng giải pháp hồ tràn”. Tư duy trên dựa trên nền tảng những đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL.
Động lực tạo nên địa mạo của ĐBSCL
Phù sa từ dòng Mê Kông đổ ra biển, đã được dòng hải lưu tầng đáy vừa chảy từ Bắc xuống Nam vừa di chuyển từ Đông sang Tây cộng hưởng với dòng hải lưu tầng mặt hình thành bởi gió mùa Đông Bắc là động lực chính sắp xếp nên địa mạo của ĐBSCL. Bờ Tây của ĐBSCL chịu ảnh hưởng dòng hải lưu tầng mặt hình thành bởi gió Tây Nam.
Với các yếu tố trên, ĐBSCL vốn có nguồn gốc biển được phủ một lớp phù sa mõng ở lớp mặt trên. Vì lý do này, việc đào bới lớp đất mặt là việc kiên kỵ với ĐBSCL vì phèn xì lên lớp đất mặt thì rất khó trồng trọt.
Cũng vì lý do này, việc đắp đê bao là sự kiên kỵ với sự phát triển lâu dài của ĐBSCL vì đất sẽ thoái hóa sau một thời gian khai thác.
ĐBSCL có cao độ trung bình phía Tây là 1,5 m, trong khi cao độ trung bình của toàn đồng bằng là 0,8 m. Cao độ thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Vùng bờ biển phía Tây với Tứ giác Long xuyên có cao độ đến + 3m. Nguyên nhân dòng hải lưu tầng mặt do gió Tây Nam đã nén bùn cát từ vịnh Thái Lan vào bờ biển Tây ĐBSCL và làm đáy bờ biển ở đây rất cạn và vùng đất ven bờ từ Hà Tiên đến Rạch Giá thì cao.
Dòng hải lưu tầng đáy Bắc Nam và dòng tầng mặt hình thành từ gió Đông Bắc khi chảy đến mũi Vũng Tàu thì gặp  các núi đá. Đây là lý do tạo nên vịnh Gành Ráy sâu nhất trong các vịnh ở Nam Bộ, và cũng nhờ vậy sông Cái Mép -Thị vãi , Gò Gia ít bị bồi lấp nên khá sâu. Và đó là nguyên nhân tạo nên vùng trũng Đồng Tháp Mười. Với đặc điểm sắp xếp bởi dòng hải lưu tầng đáy Bắc Nam và dòng tầng mặt hình thành từ gió Đông Bắc như trên nên, ở Nam Bộ đã hình thành nhiều giồng cát hình cung hướng về tâm là vùng cửa sông Mê Kông ở Tân Châu – An Giang. Chính dòng hải lưu Bắc Nam là nguyên nhân gây ra luồng động Định An và chúng tôi tin rằng cửa kênh Quan Chánh Bố sẽ xuất hiện luồng động như luồng Định An trong tương lai. Nguyên nhân luồng động Định An đã công bố cách đây 20 năm nhưng đất nước này chã ai quan tâm và lại tiếp tục đổ tiền xây dựng kênh Quan Chánh Bố.
ĐBSCL chịu tác động lớn bởi thủy triều Đông và Tây. Thủy triều bờ biển phía Đông ĐBSCL là bán nhật triều và có biên độ trung bình 2,39 m, cao nhất đến 4 m. Thủy triều bờ biển phía Tây ĐBSCL là nhật triều và có biên độ trung bình 0,95 m, cao nhất 1,7 m. Chính sự lệch pha thủy triều bờ biển Đông và Tây của ĐBSCL là nền tảng lý thuyết để  chuyển một phần lũ về vịnh Thái Lan. Nhưng bờ biển từ Hà Tiên đến Rạch giá có biên độ thủy triều khác nhau nên khả năng thoát lũ từng cửa biển khác nhau. Thoát lũ từ ĐBSCL ra vịnh Thái Lan phải mở cửa biển tại Rạch Giá. Việc mở cửa biển tại Hòn Đất sẽ hạn chế và nước lại tràn qua phá con lộ từ Hòn Đất về Rạch Giá.
Với các yếu tố thủy triều, ĐBSCL rất dể bị nhiểm mặn khi mặt nước biển dâng cao do trái đất ấm dần vì hiệu ứng nhà kính.
Với lớp phù sa mõng trên mặt của ĐBSCL và cao độ thấp nên việc không quản lý tốt việc sử dụng nước ngầm thì tất yếu có hiện tượng lún làm giảm cao độ ĐBSCL và gây nhiểm mặn.
Việc cần lũ cung ứng phù sa cho đất trồng trọt ĐBSCL là cần thiết nên việc xây đê bao sẽ làm tăng chi phí phân bón trong tương lai.
Việc biến vùng trũng Đồng Tháp Mười thành ruộng lúa vừa giảm khả năng trữ nước chống hạn cho mùa khô vừa làm thiếu nước ngầm cung ứng cho các tỉnh ven biển của ĐBSCL. Thực tiển hiện nay chỉ ra rằng thủy sản còn có giá trị cao nhiều so với lúa gạo nên chiến lược biến Đồng Tháp Mười thành vùng lúa không chỉ thiếu hiệu quả kinh tế mà còn làm ảnh hưởng đến năng lực chống hạn , chống nhiểm mặn của cả ĐBSCL.
Vấn đề nước thượng nguồn sông Mê Kông là ngoài tầm quyết định của Việt Nam. Khi hoạch định chiến lược cần chọn kịch bản xấu nhất để dân tộc này có đủ lực để tồn tại.
Trước đây đã có chuyên gia nước ngoài khuyên biến ĐBSCL thành bếp ăn của khu vực. Với thủy sản, trái cây và gạo thì ĐBSCL hình thành các yếu tố cần cho mục tiêu trên. Nhưng để có yếu tố đủ , ĐBSCL cần phải có cảng biển để khỏi trung chuyển hàng hóa qua cảng tại Tp Hồ Chí Minh hay ở Cái Mép -Thị Vãi nhằm giảm chi phí và cả thời gian vận chuyển, luân chuyển tài chính.
Việc tìm luồng tàu biển và cảng biển cho ĐBSCL là một việc lớn và khó khăn từ thời Pháp, Mỹ đến hôm nay. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, tích hợp kinh nghiệm của quá khứ từ thực tiển và cả lý thuyết, chúng tôi đã đề xuất cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL. Giải pháp theo nguyên lý xây dựng và phát triển cảng biển theo quy luật tự nhiên của ĐBSCL. Giải pháp được các chuyên gia Hà Lan hoan nghênh và đưa vào tư duy quy hoạch cho ĐBSCL. Đây là giải pháp chưa có tiền lệ trong sách vỡ, nhưng thật sự thuyết phục nếu bạn được trực tiếp nghe. Đó là lý do vì sao đề xuất cảng cửa ngõ Trần Đề bị phản đối kịch liệt trước khi nghe và lại cực kỳ hứng thú và hấp dẩn sau khi được nghe. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đang đương chức đã bõ 2 giờ trao đổi với chúng tôi về cảng cửa ngõ Trần Đề và phát điện bằng dòng hải lưu tại Chủ tịch phủ. Để thẩm định dự án cảng cửa ngõ Trần Đề, Bộ Giao thông Vận tải đã có 2 cuộc họp do cấp Thứ trưởng chủ trì và 1 cuộc họp do cấp Bộ trưởng chủ trì. Chúng tôi đã vượt qua cả 3 cuộc họp trên khi đối thoại cùng các chuyên gia và lảnh đạo chuyên ngành với Thông báo kết luận cuộc họp bằng văn bản. Nhưng tất cả bị đình chỉ vì đất nước Việt Nam “không chịu phát triển”.
Khi biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo chúng tôi mong được một lần nữa đối thoại với Chính phủ, các Bộ trưởng mới và các chuyên gia mới của Chính phủ.
KS Doãn Mạnh Dũng