Đảo chắn , nguyên nhân và ứng dụng

Đảo chắn , nguyên nhân và ứng dụng

Hình 1: Phá Tam Giang

Bờ biển Florida ( Figure 20-17 )

2. Quan điểm của người Mỹ trong sách giáo khoa bậc Đại học

Trong cuốn sách “Physical Geography” của Tom L. MacKnight , trường University of Calỉonia , Los Angeles , NXB PRENTICE HALL , xuất bản lần 1 năm 1999, tái bản lần thứ 6 năm 1984 viết như sau ở trang 555:

Bản dịch :

“Barier Island/ Lagoon

Đảo chắn/Đầm phá

Một hiện tượng phổ biến khác trên vùng ven biển chính là sự hiện diện của những đảo chắn (Figure 20-15),

 

một dải cát dài, hẹp hình thành trên vùng nước nông, chỉ cách bờ biển khoảng vài trăm yard, nhưng cũng có khi đến vài dặm. Các đảo chắn thường nằm gần song song với đường bờ biển (Figure 20-16).

Người ta tin rằng các cồn cát này được tạo nên do hiện tượng các cơn sóng lớn (đặc biệt là sóng trong các cơn bão) bắt đầu bị vỡ khi vào đến vùng nước nông ven biển đã vun cát lên thành đống. Tuy nhiên, nhiều đảo chắn như vậy lại có nguồn gốc lịch sử phức tạp hơn gắn với những vùng biển nông, hình thành khi một lượng lớn nước biển bị giữ lại trong các khối băng thuộc kỷ plextosen.

Các đảo chắn thường trở thành hiện tượng địa hình phổ biển tại các vùng ven biển. Mặc dù, các đảo này thường chỉ cao hơn mực nước biển khoảng vài feet, cũng như chỉ rộng khoảng vài trăm yard, nhưng chúng có thể kéo dài nhiều dặm. Hầu hết vùng ven biển Đại Tây dương và vịnh Mexico của Hoa Kỳ đều có những đảo chắn dài chạy song song với đường bờ biển, nhiều khi kéo dài tới trên 30 dặm (48 km). (Figure 20-17).

 

Một đảo chắn lớn có thể tạo nên một vùng lặng, nước mặn hoặc nước lợ, nằm giữa chính đảo chắn đó và đất liền. Vùng nước này được gọi là đầm phá. Theo thời gian, đầm phá ngày càng bị bồi lấp bởi lượng sa bồi của các dòng chảy ven biển, cát bị gió cuốn từ chính những đảo chắn đó, hay phù sa hoặc các vật thể khác bị cuốn theo thủy triều nếu như đầm phá đó còn có chỗ mở, thông với biển. Tất cả 3 yếu tố này đều góp phần tạo nên đáy bùn của đầm phá. Trừ khi dòng thủy triều chảy vào quá mạnh khi vượt qua các đảo chắn mang theo những gì từ đầm phá trở ra biển, còn thông thường thì hầu hết các đầm phá đều từ từ biến thành các vùng đầm lầy rồi lại thành các bãi sình. (Figure 20-15)

Bên cạnh yếu tố bồi lấp cũng còn có những nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng biến mất các đầm phá. Sau khi đảo chắn đã lớn đến một mức độ nhất định, nó thường chuyển dịch dần vào bờ do phía ngoài thì bị sóng bào mòn dần đi, còn phía trong thì lại có sa bồi tích tụ. Nếu quá trình đó không bị thay đổi bởi một yếu tố nào khác , ví dụ như biến đổi mực nước biển, thì sẽ đến lúc đảo chắn sẽ nhập vào đất liền. “

( Bản dịch từ Anh sang Việt do Lê Vũ Khánh)

 

Bản gốc :

“Barier Island/ Lagoon

Another prominent coastal deposition is the barrier island( Figure 20-15), a long, narrow sandbar built up in shallow offshore water, sometimes only a few hundred yards from the coast but often several miles at sea. Barrier islands are always oriented approximately parallel to the shore( Figure 20-16).They are believed to result from the heaping up of debris where large waves ( particularly storm waves) begin to break in the shallow water of continental shelves. However, many larger barrier islands may have more complicated histories linked to the lowered sea level that resulted when a large amount of seawater was locked up in glaciers during Pleistocene times.

Barrier islands often become the dominant element of the coastal terrain. Although they usually rise at most only a few feet above sea level and are typically only a few hundred yards wide, they may extend many miles in length. Most of the Atlantic and Gulf of Mexico coastline of the United State, for instance, is paralleled by lengthy barrier island, several more than 30 miles( 48 km) long( Figure 20-17).

An extensive barrier islands isolates the water between itself and the mainland, forming a body of quiet salt or brackish water called a lagoon. Over time, a lagoon becomes increasingly filled with water-deposited sediment from coastal stream, wind-deposited sand from the barrier islands, and tidal deposits if the lagoon has an opening to the sea. All three of these sources contribute to the buildup of mudflats on the edges of the lagoon. Unless tidal inlets across the barrier island permit vigorous tides or currents to carry lagoon debris seaward, therefore, the ultimate destiny of most lagoons is to slowly be transformed first to marshes and then to meadows( Figure 20-15).

 

In addition to infilling by sediment, other factor contributes to a lagoon ‘s disappearance. After a barrier island becomes a certain size, it often begins to migrate slowly shoreward as waves wear away its seaward shore and sediment accumulate to build up its landward shore. Eventually, if the pattern is not interrupted by such things as changing sea level, the island and the mainland shore will merge . ”

3. Quan điểm của KS Doãn Mạng Dũng

Về lý thuyết :

Do chênh lệnh nhiệt, nên có xuất hiện dòng biển đối lưu giữa Xích đạo và Cực trái đất. Do trái đất quay từ Tây sang Đông ,nên dòng hải lưu nóng chạy tầng mặt từ Xích đạo về Cực bắc theo hướng từ tây nam lên đông bắc. Dòng hải lưu lạnh chạy tầng đáy từ Cực bắc về phía Xích đạo ( dòng bắc nam) theo hướng bắc nam và đồng thời di chuyển theo hướng từ đông sang tây, ngược với chiều quay của trái đất. Tổng hợp lại, dòng bắc nam di chuyển từ đông bắc xuống tây nam.Sự di chuyển của nước biển tương tự như gió mùa. Sự di chuyển của dòng bắc nam có xu hướng đưa các vật phù sa dưới đáy biển đẩy lên bờ. Do đặc điểm của địa hình bờ biển phía nam như : dòng chảy từ sông ra biển, gió địa phương, bố cục đảo, quy luật thủy triều… mà các chất phù sa sắp xếp theo các hình dáng khác nhau.

a/ Trạng thái gần bờ biển không có đảo :
-Vùng bắc Huế , xưa dòng chảy từ lục địa ra yếu nên phù sa biển kết hợp với lục địa thành đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Trên bản đồ còn rất rõ các vết bồi lấp.

Vùng bắc Huế ( Hình 7 )

-Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hình thành nhờ có dòng chảy mạnh ra biển mang theo nhiều phù sa chịu tác động của dòng bắc nam.Đây là nguyên lý giải thích sự hình thành Biển Hồ, Đồng Tháp Mười và sự phát triển của mũi Cà Mau.

-Vùng phá Tam Giang hình thành khi dòng chảy từ lục địa ra không lớn nên xuất hiện ” đảo chắn” bọc bên ngoài.( Hinh1)

-Cửa Hòa Duân tại phá Tam Giang xuất hiện khi dòng chảy từ lục địa ra rất mạnh.

– Cửa Thuận An và cửa Tư Hiền hình thành do quy luật dòng chảy từ lục địa ra có xu hướng chọn nơi có thủy triều cao để thoát ra biển. Vì nơi có thủy triều cao thì chân triều sẽ thấp.

b/ Trạng thái gần bờ biển có đảo

Vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh được hình thành bằng bãi cát dài nối từ bờ ra đảo,có góc 150 độ tính từ phương bắc.

Hình vịnh Vân Phong

 

Hình vịnh Cam Ranh

Để chứng minh lý thuyết trên, chúng ta nghiên cứu hiện tượng sau :

Ngày 18/10/2010 tại Nghi Xuân Hà Tỉnh, một ô tô khách rơi xuống một nhánh sông Lam trong mùa lũ. Nơi ô tô bị tai nạn cách sông Lam 760m.Ô tô được tìm thấy trên sông Lam , về phía hạ lưu ,cách cửa sông nhánh 2380m.

Hình 3 : Vị trí ô tô gặp nạn và nơi tìm thấy xác ô tô.

Hình 4 : Từ vị trí ô tô gặp nạn đến cửa sông Lam.

Từ vị trí ô tô bị nạn ra cửa sông Lam là 30km.Thi thể đầu tiên tìm thấy ở phía bắc Vũng Áng ,cách cửa sông Lam về phía nam 97km.Thi thể trôi xa nhất đến Thừa Thiên-Huế cách cửa sông Lam về phía nam 287km. Không có thi thể nào bị trôi về hướng bắc.

Hình 5 : Vị trí tìm được các thi thể

Như vậy các thi thể chìm xuống tầng đáy sông, bị nước cuốn ra biển. Tại cửa biển, dòng bắc nam đưa thi thể về phía nam và đẩy vào bờ theo nguyên lý : vừa di chuyển từ bắc xuống nam vừa di chuyển từ đông sang tây.

Có năm yếu tố để hình thành các đảo chắn ven biển ở bắc bán cầu:

– Vị trí nằm ở bờ tây của đại dương.

– Vị trí có độ chênh lệnh nhiệt cao về mùa đông với cực trái đất.

– Vị trí có địa hình không bị che chắn phía biển.

– Nơi vị trí có bán kính trái đất khá lớn.

– Phía bắc vị trí có nguồn cung ứng các phù sa.

Về thực tế , vị trí phá Tam Giang và bờ biển Florida cúa Mỹ đều thỏa mãn các yếu tố trên.

Về nhiệt độ trong mùa đông ,vùng biển Nam bộ chênh lệch với Đài Loan 8 độ C;còn bắc và nam vịnh Mêxicô chênh lệch 10 độ C.

4. Giải thích các hiện tượng tự nhiên bờ Biển Đông Việt Nam

Sự hình thành bờ biển Nam bộ

Xưa , khi phù sa chưa hình thành vùng đất Nam bộ, Kampuchia là vùng đất trũng. Phù sa sông Mê Kông ra biển bị dòng bắc nam đẩy từ đông sang tây tạo thành hình vòng cung, bao bọc vùng đất từ mũi Vũng Tàu đến Bảy Núi ở An Giang.Sự bao bọc này đã hình thành Biển Hồ tại Kampuchia.Sau đó các giồng cát bao bọc bên ngoài tạo thành hồ Đồng Tháp Mười.Vì vậy hồ Đồng Tháp Mười nhỏ và nông hơn Biển Hồ.

Lý thuyết này giải thích sự hình thành các cảng cổ xưa tại Đồng Tháp Mười và nền văn hóa Óc Eo khu vực tỉnh An Giang và Kiên Giang

Các cồn cát cao ven biển chỉ có từ Quảng Bình

Trong vịnh Bắc Bộ, sự chênh lệch nhiệt giữa Móng Cái và Hà Tỉnh không đáng kể nên dòng bắc nam vùng này yếu. Vì vậy tại Hà Tỉnh không có các giồng cát cao ven biển. Ngược lại, từ Quảng Bình –nơi có vĩ tuyến phía nam đảo Hải Nam- nên chịu ảnh hưởng của dòng bắc nam từ Đài Loan xuống, nên bờ biển từ Quảng Bình vào phía nam mới có những cồn cát cao.

Sự hình thành và phát triển mũi Cà Mau

Nguồn phù sa từ sông Tiền và sông Hậu ra biển là nguồn cung ứng sa bồi chủ yếu cho mũi Cà Mau. Dòng bắc nam kéo sa bồi về hướng nam, đến mũi Cà Mau thì bị lực quán tinh quay của trái đất làm dòng chảy trượt về hướng tây. Vì vậy mũi Cà Mau cong về hướng tây.

Khi trái đất ấm dần, thì sự chênh lệnh nhiệt giữa phía nam và phía bắc sẽ tăng cao. Sự tăng độ chênh lệnh nhiệt sẽ làm tăng tốc độ dòng bắc nam. Còn tốc độ quay của trái đất không thay đổi nên lực quán tính theo hướng đông tây có thể coi như không thay đổi.

Với phân tích lực trên, dòng bắc nam sẽ làm xói lở nhanh bờ Biển Đông Việt Nam để tạo nên một sự cân bằng mới.Nguồn phù sa từ sông Hậu và sông Tiền ra sẽ bị đẩy mạnh hơn về hướng nam và làm dài nhanh mũi Cà Mau.

Từ mũi Vũng Tàu đến bán đảo Malaysia dài 720km. Quá trình bồi lấp xưa nay đã đạt 322km từ mũi Vũng Tàu đến mũi Cà Mau. Như vậy để có thể nối Vũng Tàu đến bán đảo Malaysia thì sự bồi lấp đã thực hiện được gần nữa thời gian. Nếu mổi năm mũi Cà Mau dài về phía nam 500m /năm thì cần 796 năm nữa thì mũi Cà Mau sẽ nối liền với bán đảo Malaysia. Thời gian trên là quá dài với đời người nhưng không dài với lịch sử. Thời gian đó tương tự khoãng thời gian từ khi Trần Thủ Độ đang sinh thời (1193-1264 ) đến ngày hôm nay.

Với mũi Cà Mau, chúng ta cần có ý thức lấn biển để mở rộng bờ cỏi.Cách làm đơn giản nhất là trồng rừng, bảo vệ rừng. Tích cực hơn, chúng ta nên dùng thân cây dừa già đóng cọc theo hướng đông bắc -tây nam ở vùng cực nam nơi chưa có rừng ngập mặn.Dùng loại dừa già ,hết thời gian thu hoach cao trên 10m.Nguồn vật tư nầy rất phong phú ở Nam Bộ. Mổi năm đóng 2 km với 2000 cây dừa, mổi cây cách nhau 1 m. Thân cây dừa tạo nên các điểm bám cho phù sa và giúp phát triển nhanh mũi Cà Mau về hướng nam.Sự phát triển mũi Cà Mau về phía nam sẽ nâng cao vai trò nhiều mặt của Việt Nam trong cộng đồng các nước khu vực vịnh Thái Lan.

Với quan điêm trên , vịnh Thái Lan có xu hướng sẽ bị bịt kín ở cửa phía đông, như vậy vịnh Thái Lan sẽ bị ngọt hóa trong tương lai.

Hinh 6 : Mô hình mũi Cà Mau sẽ nối với bán đảo Malaysia

 

Có lẽ giải pháp ổn định môi trường của vịnh Thái Lan sẽ là sự lưu thông giữa hai biển Thái Bình Dương và Ấn độ Dương qua kênh Kra của Thái Lan .Nó không những có ý nghĩa cân bằng nồng độ muối trong vịnh Thái Lan mà còn có ý nghĩa trong giao thông giữa Đông Á với Trung Đông và Châu Âu. Cũng với mô hình trên, ta thấy luồng tàu biển từ Biển Đông vào vịnh Thái Lan trong tương lai sẽ gặp khó khăn vì dòng bắc nam.

Luồng động Định An sẽ thay đổi nhiều vào mùa đông.

Khi nhiệt độ tăng, dòng bắc nam mạnh, nên luồng Định An về mùa đông sẽ bị dịch chuyển về phía nam nhiều hơn các năm trước.

 

Nguyên nhân sâu và ổn định của vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh

Vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh sâu và ổn định vì có bố cục đặc biệt không cho dòng bắc nam chảy vào vịnh. Trong vịnh lại không có cửa sông từ dảy Trường Sơn đổ vào.

Vì lý do trên, vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh có độ sâu hiếm có trên thế giới.

 

Ứng dụng lý thuyết đảo chắn

Khi hiểu quy luật hình thành đảo chắn, chúng ta có thể đưa ra bố cục cảng biển cho miền Trung và Nam Việt Nam. Nhờ lý thuyết này, chúng ta hiểu đê chắn sóng cảng Dung Quất là đê lấn biển, giúp cảng bị bồi lấp nhanh hơn. Chúng ta cũng chứng minh được sự tái lập hiện tượng luồng động Định An sẽ xảy ra ở cửa kênh Quan Chánh Bố trong tương lai.Chúng cũng có thể đưa ra mô hình luồng tàu biển vào Đồng Bằng Sông Cửu Long và cảng nước sâu tại cửa Trần Đề.

 

Cần quan tâm đến tai nạn tắm biển khi trái đất ấm lên

 

Khí trái đất ấm lên, nhu cầu con người ra tắm biển càng nhiều hơn.Nhưng vì dòng bắc nam mạnh lên nên tăng khả năng kéo những người tắm biển ra xa bờ và đẩy về hướng nam ở bờ Biển Đông Việt Nam. Đặc biệt ở các vùng biển hở,như bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng, bãi tắm ngay thị xã Phú Yên, bãi tắm Vũng Tàu…

Các doanh nghiệp du lịch cần hết sức quan tâm và đưa ra cảnh báo cho du khách khi đi tắm biển.

 

6. Kiến nghị

Tìm ra quy luật bồi lấp bờ biển Đông Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cảng biển, đê chắn sóng, bảo vệ cư dân cư và các nguồn tài nguyên ven biển…

Trước mắt Nhà nước cần có đạo luật nghiêm khắc bảo vệ rừng ven bờ Biển Đông của Việt Nam.

Hội đồng khoa học cấp nhà nước cần tổ chức Hội đồng thẩm định lý thuyết này.

Việc nghiên cứu này hòan tòan độc lập theo quan niệm riêng của tác giả.Tác giả mong muốn tiếp nhận mọi sự phản biện của bất cứ ai quan tâm đến lý thuyết này.

Thư xin gửi đến : kinhteb@gmail.com

Ks Doãn Mạnh Dũng

Nguyên bản “Physical Geography” của Tom L. MacKnight , trường University of Calỉonia , Los Angeles : hinh1,  hinh2, hinh3, hinh 4, hinh5, thumbs.