Không thể mơ theo “voi ăn bã mía”

Trước khi Việt Nam khởi công cảng Vân Phong thì  Singapore khai trương  cảng container tại Thị Vải, xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu. Hợp đồng ký 2/2007. Tháng 10/2007 khởi công xây dựng, 29/5/2009 bắt đầu khai thác. Cảng có thiết kế với diện tích 54 ha có thể đón tàu 50-80.000 DWT, gồm 4 cầu dài tổng cộng 1200m . Tổng vốn liên doanh  63.5 triệu USD, trong đó Cảng Sài gòn và Vinalines chiếm 51%, Cty THHH PSA Viet Nam ( Singapore) 49%.

Xưa nay việc xây dựng cảng công-ten-nơ tại Việt Nam là sự đại kỵ của Singapore. Vì sự hình thành cảng trung chuyển công-ten-nơ quốc tế  tại Việt Nam là đi ngược  lại lợi ích của cảng trung chuyển công-ten-nơ tại Singapore.Chúng ta không ngạc nhiên thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng với sự cố vấn của Singapore, ông Sáu Dân luôn luôn phản đối sự hình thành cảng trung chuyển công-ten-nơ Vân Phong. Trong Hội thảo mùa thu  tại Nha Trang của Ban nghiên cứu của Chính phủ do ông Trần Xuân Giá và Võ Đại Lược chủ trì ngày 4/11/2003,  tôi  may mắn  có cơ hội được trình về dự án cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong. Sau Hội nghị , ông Trần Xuân Giá có văn bản số 671/BNC gửi Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị :

Trích nguyên văn “Chúng ta đã có chủ trương trong quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội nói chung và quy hoạch cảng biển nói riêng, lựa chọn địa điêm thích hợp để xây dựng một cảng trung chuyển quốc tế lớn và dự kiến sơ bộ chọn khu vực vịnh Văn Phong  cho việc này là thích hợp nhất. Những thông tin tìm hiểu được của Ban Nghiên cứu trong thời gian  vừa qua cũng cho thấy hướng lựa chọn này có nhiều triển vọng tốt và cần xúc tiến khẩn trương hơn việc triển khai thực hiện chủ trương này” Hết trích dẩn.  

Tiếc rằng  đúng thời gian trên , tôi được tin : ông Sáu Dân nghe tham mưu là ông TL – người tham gia cuộc họp trên,đã có văn bản phản đối ý kiến của Ban Nghiên cứu. Ý kiến khác nhau trong một vấn đề là bình thường trong khoa học. Song trong  thời điểm trên, Singapore được cho là người cố vấn lớn nhất của ông Sáu Dân.

Khi thấy không ngăn cản được quyết tâm của Việt Nam xây dựng cảng trung chuyển quốc tế công-ten-nơ, Singapore nhảy vào Cái mép  năm 2007 và muốn định hướng cho Việt Nam chỉ cần xây dựng lọai cầu tàu như cảng Cái Mép và Thị Vãi tức loại cầu tàu chỉ có mớn nước -14 m  để  tiếp nhận tàu  APL ALEXANDRITE mang cờ Singapore, đóng 1992 , Trọng tải 59,603 DWT, mớn nước 11,5 m có thể chở 3821 TEU , chạy thử tuyến từ Việt Nam đi các cảng Miền Tây nước Mỹ.

Chúng ta hảy nhớ rằng từ năm 1997, Hồng Kông , Nhật và Singapore đã chấm dứt xây dựng cầu cảng có mớn nước -14m mà chỉ xây dựng cầu tàu có độ sâu -16m hoặc hơn.

Vì vậy ý kiến của anh Chu Quang Thứ là xác đáng: nếu không có tiền thì chỉ xây dựng 1 cầu cho tàu 15.000 TEU, không nên xây dựng 2 cầu cho tàu 6000 TEU và 9000 TEU như kế hoạch của Vinalines.

Với cảng chỉ có hai cấp : hoặc là “ông” hoặc là “thằng”. Vì “ông ” thì làm cảng trung chuyển, còn “thằng” chỉ làm cảng vệ tinh.Hơn nữa mục tiêu của cảng Vân Phong là trung chuyển chứ không phải là hàng nội địa. Nếu chọn vai trò “thằng” vì chưa đũ tiền thì không nên vội xây mà lãng phí tiền của.

Xin đừng theo mẩu chào hàng của cảng Singapore tại Cái Mép để mà mơ theo “voi ăn bã mía”. Bạn hảy theo dỏi hàng  công-ten-nơ từ cảng của Singapore tại Cái mép có qua Singapore hay không thì biết ngay. Họ chỉ làm thí điểm một số chuyến để làm mẩu cho các cảng Việt Nam bắt chước. Lại một cú lừa có tính chiến lược rất ngọan mục với giới trí thức hàng hải Việt Nam.

Một cảnh báo cần nói thêm, theo thiết kế của Tedi South, cầu cảng xây dựng tại Vân Phong bằng hệ thống cọc. Không hiểu  các Tiến sĩ dự kiến  khi nước biển dâng thì nâng cao độ của cầu cảng bằng cách nào? Khi đó nối dài cọc ư ? hay phải phá xây dựng lại từ đầu? Tại sao không sử dụng bến thùng chìm kết hợp sử lý hạt Nix. Muốn hay không, núi hạt Nix vẩn cứ tồn tại trên đất Việt Nam mà !

KS Doãn Mạnh Dũng