Bộ trưởng Bộ GTVT Lê Ngọc Hoàn với cảng Vân Phong và Cam Ranh

 Khoảng 8giờ tối, tôi nhận được tin nhắn Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan yêu cầu tôi đến trao đổi công việc.

            Trước khi đến Nha Trang, qua các nguồn tin tôi biết Nga sẽ rút khỏi căn cứ Cam Ranh. Thời gian này ,ông Võ Văn Kiệt muốn sử dụng cảng Cam Ranh làm cảng và khu kinh tế mở. Sau này , ngày 23/10/2006, tôi được ông Võ Văn Kiệt mời đến trao đổi, khi bàn về vịnh Cam Ranh , ông nói rõ ràng : “Tôi chỉ thua quân đội. ”

             Cùng thời gian này, vài vị Tiến sĩ ở Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cũng phát biểu trên báo chí,đề nghị biến vịnh Cam Ranh thành cảng và khu kinh tế mở.

            Khoảng 8giờ 30 tôi đến phòng nghỉ của Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan. Trong phòng có vài cán bộ đến làm việc với Bộ trưởng. Tôi bước vào và cũng cảm thấy ngại ngùng vị tôi không có chức sắc và cũng không có học vị lại đang làm việc cho VOSCO -một Công ty đơn thuần kinh doanh vận tải biển.Thấy tôi lạ bước vào, sau vài phút mọi người hiểu ý và ra về. Tôi chưa một lần đến cảng Cam Ranh, nhưng tôi hiểu Cam Ranh qua bản đồ và sách báo. Trải bản đồ tôi giải thích ngắn gọn :

          Xét về cảng thương mại, vịnh Cam Ranh kém vịnh Vân Phong 5 điểm. Thứ nhất diện tích mặt nước chỉ bằng 1/3 vinh Vân Phong.Vịnh Vân Phong có diện tích mặt nước 43.544 ha. Thứ nhì tiềm năng độ dài tuyến cầu tàu nước sâu trên -14 chỉ bằng 1/3 so với vịnh Vân Phong.Vịnh Vân Phong có độ dài tuyến cầu tàu nước sâu quanh bán đảo Hòn Gốm đã trên 27km.Thứ ba độ sâu vịnh Cam Ranh bị giới hạn là-20m trong khi vịnh Vân Phong có độ sâu giới hạn đến -30m. Thứ tư vịnh Cam Ranh khó cung cấp nước cho số lượng lớn tàu thương mại đến cảng vì khu vực này không có dòng sông lớn. Ngược lại vịnh Vân Phong có sông Ba phía bắc với tổng các tiềm năng các hồ chứa trên 5800 triệu m3 nước. Thứ năm là tuyến đường nối từ cảng lên Tây Nguyên thì từ cảng Cam Ranh lên TâyNguyên phải qua đèo Ngọan Mục rất bất lợi, còn từ   vịnh Vân Phong lên Tây Nguyên có đường 645 từ  bắc đèo Cả đi Buôn Hồ lên Tây Nguyên hòan tòan không có đèo cao và rất thuận lợi.

          Tuy nhiên xét về vai trò của một cảng quân sự thì cảng Cam Ranh thuận hơn vịnh Vân Phong vì có núi cao bao bọc, cửa ra vào dể kiểm sóat. Vì vậy có thể ví cảng Cam Ranh như một cái “lô cốt” vừa công vừa thủ rất tốt, còn vịnh Vân Phong như một cái “hotel” tuy cả hai cùng cách đường hàng hải quốc tế như nhau.

          Xét về lịch sử Việt Nam, các trận quyết chiến quyết định số phận dân tộc  Việt Nam chủ yếu là hướng biển như Bạch Đằng thời Ngô Quyền, Bạch Đằng thời Trần Hưng Đạo, Rach Gầm Xoài Mút thời Quang Trung, Pháp, Mỹ khởi động xâm lược Việt Nam từ hướng biển.

          Vì các yếu tố trên nên giữ cảng Cam Ranh cho hải quân Việt Nam và tập trung xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

Tôi nói một mạch chừng năm phút ,vừa dừng lại thì thấy Bộ trưởng không hỏi  gì nhưng quay lưng lặng lẽ vào phòng trong. Ông bước ra đưa tôi một xếp tiền. Tôi dảy nảy và nói:

            Thưa Bộ trưởng, thời đại này chỉ có cấp dưới tặng cấp trên, Bộ trưởng  cho em thế này sẽ  làm em lúng túng ?

            Ông dúi đưa tôi lần thứ ba, tôi nhận và nói :

-Em xin nhận để kỹ niệm tình cảm đặc biệt này của Bộ trưởng dành cho em.

Tôi trở về, mở ra đúng một triệu đồng.Trên đường trở về Tp. Hồ Chí Minh, tôi đã phải dùng lạm vào số tiền trên. Vì đời mê  khoa học nên túi thường xuyên rổng mà. Đó là kỹ niệm lớn nhất trong đời nghiên cứu khoa học của tôi.Tôi tin rằng Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn sẽ trình quan điểm trên lên Đảng và Chính phủ.   

Ngày hôm sau, thứ hai 10/9/2001 cả đòan đi khảo sát vinh Cam Ranh và vịnh Vân Phong. Sáng ngày thứ ba  11/9/2001 cả đòan tập trung, Bộ trưởng yêu cầu từng nhóm chuyên gia về có báo cáo độc lập ngay cho Bộ trưởng. Sau cuộc họp tôi đi ra Phú Yên để nghiên cứu Vũng Rô.Và tối đó tại  Tuy Hòa ,tôi chứng kiến trên truyền hình những phút giây nước Mỹ bị tấn công.

Một nước Mỹ vĩ đại như thế còn không được an tòan.Vậy mà ở Việt Nam nhỏ bé và nghèo như thế này vẩn có  người vì thiếu hiểu biết mà suýt tước đi sức mạnh cuối cùng của hải quân Việt Nam.

Đầu năm 2002,Ban cơ sở hạ tầng cảng biển của Cục Hàng hải Việt Nam được thành lập, tôi ra Hà Nội đầu quân dưới sự chỉ huy của TS.Chu Quang Thứ và cùng các đồng nghiệp Lê Vũ Khánh, Nguyễn Hữu Hoàn, Dương Tiến Dũng khởi động cho các chương trình liên đới đến cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong.

Hôm nay chuẩn bị khởi động cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong, đôi dòng này xin nhắc lại để mãi mãi ghi nhận cách dùng người của Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn,cám ơn ông đã lắng nghe kẽ không chức sắc , không học vị như tôi.  

 

 TP. Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 10 năm 2009

                   KS Doãn Mạnh Dũng