Báo cáo cảng cửa ngõ Trần Đề với Bộ GTVT, ngày 24/9/2014

Thuyết đầu tiên, đó là “Chiều quay của bão ở Bắc bán cầu” là ngược kim đồng hồ, còn chiều quay của bão ở Nam bán cầu là theo chiều kim đồng hồ. Với thuyết này, vịnh Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng , Dung Quất là những vịnh hở, bị bồi lấp khi có bão và con đê chắn sóng cảng Dung Quất là sai về hướng. Trí thức về chiều quay của bão ở biển Đông là mang tính phổ cập nhưng rất nhiều vị trí thức có học vị cao trong chuyên ngành nhưng không biết.
Thuyết thứ hai do KS Doãn Mạnh Dũng đề xuất ,là thuyết về ” Hướng của dòng sông khi chảy ra biển”. Đây là lý thuyết chưa có trên thế giới. Phương pháp nghiên cứu thuyết này dựa vào phương pháp tóan học với công thức Sedi khi độ rộng dòng chảy là vô cùng lớn so với độ sâu. Hệ quả ta có lượng nước biến thiên tăng theo đồ thị Parabol khi tăng độ sâu h theo trục hoành. Nó lý giải vì sao dòng Mê Kông chảy đến Long Xuyên cách bờ vịnh Thái Lan 55 km những không ra vịnh Thái lan mà lại chảy ra biển Đông ở Định An cách Long Xuyên trên 100 km ? Nguyên nhân thủy triều ở phía Đông cao trung bình 3,7 m còn thủy triều phía Tây cao trung bình 1,8 m. Ta tính được lượng nước chảy về hướng Đông gấp trên ba lần nếu chảy về vịnh Thái Lan (3,323). Vì vậy tìm cảng nước sâu là phải tìm ở bờ biển Đông do dòng chảy lớn mới đủ độ sâu tự nhiên cho tàu bè.
Thuyết thứ ba do KS Doãn Mạnh Dũng đề xuất, là thuyết “Đê biển bằng cát ở Việt Nam” chỉ ra năng lượng đã sắp xếp sa bồi ở bờ biển Đông Việt Nam. Vì có chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Cực nên đã có dòng hòan lưu tầng đáy từ Cực về Xích đạo. Mặc khác trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hòan lưu tầng đáy vừa di chuyển từ Cực về Xích đạo vừa di chuyển từ Đông sang Tây. Đây là bài tóan Cơ lý thuyết của một vật di chuyển trong một trường chuyển động khác. Giải bài tóan Cơ lý thuyết trên ta hiểu sự hình thành cảng Cam Ranh và vịnh Vân Phong.Lý thuyết này thế giới chưa thấy ai nghiên cứu. Có lẽ vì thiếu lý thuyết này nên giới trí thức ngộ nhận về độ sâu vịnh Dung Quất và đưa ra mô hình đê chắn sóng cảng Dung Quất sai. Nhờ lý thuyết này ta hòan tòan tin rằng Dự án Kênh Quan Chánh Bố sẽ không tránh được hiện tượng động như cửa Định An trong tương lai.
Nguyên nhân những sai lầm từ Dung Quất đến kênh Quan Chánh Bố là Việt Nam thiếu cơ chế đối thoại dân chủ trong khoa học.
Còn mô hình cảng cửa ngõ Trần Đề là sự tích hợp tất cả những quy luật tự nhiên hình thành cảng Cam Ranh, cảng Vân Phong, luồng vào vịnh Gành Ráy đã ổn định trên 100 năm.
Mô hình cảng cửa ngõ Trần Đề đã chuyển sang các chuyên gia hàng đầu trường TUDelft và những doanh nghiệp hàng đầu Hà Lan thẩm định và được đánh giá cao. Đòan chuyên gia Chính phủ Hà Lan đã đưa Dự án cảng Trần Đề vào Quy hoạch chung cho ĐBSCL (Master of Mekong Delta Plan) 12/2013.

Nên chăng, Hội đồng khoa học cấp Nhà nước nên tổ chức họp và mời các chuyên gia thế giới để cùng thẩm định những vấn đề liên quan trên đến cảng Dung Quất và kênh Quan Chánh Bố ?

Ông Nguyễn Văn Thể – Thứ trưởng Bộ GTVT kết luận cần khuyến khích các Cục Vụ, Viện, các doanh nghiệp tư vấn tìm kiếm các nguồn tài chính trong và ngoài nước để nghiên cứu tiếp. Giao cho Cục Hàng hải Việt Nam làm đầu mối tập hợp các thông tin quá khứ có liên quan và phát triển Dự án.
Việt Nam Shipping là chủ đề xuất Dự án cảng của ngõ Trần Đề rất mong nhận được các ý kiến phản biện cũng như sự hợp tác với các cá nhân và tổ chức quan tâm để cùng phát triển dự án. Các bạn cần thông tin về dự án trên, xin liên hệ : mail@vantaibien.com
KS Doãn Mạnh Dũng