Biên độ thủy triều và kinh tế vùng ven biển – KS Doãn Mạnh Dũng
Biên độ thủy triều tác động đến quy hoạch cảng biển, chống lũ lụt và môi trường sống ven biển.
- Công thức tính lưu lượng dòng chảy qua kênh hở
- Công thức Sedi khi B>>>h
Khi lũ lụt hay thủy triều , độ rộng B của dòng chảy là vô cùng lớn so với độ sâu h.
- Mối quan hệ cao độ mực nước biển và biên độ thủy triều.
Tại một điểm ở bờ biển có biên độ thủy triều, thì cao độ mặt nước biển ở đó là độ cao trung bình của tất cả biên độ thủy triều tại điểm đó.
- Hệ quả
Với định nghĩa “Cao độ mực nước biển” ở phần “3” , nơi có biên độ thủy triều cường cao nhất sẽ là nơi có những khoãng thời gian tồn tại với mực nước thấp nhất so với những vị trí lân cận. Từ công thức (5) , ta xác định rằng : Dòng sông từ nội địa ra biển sẽ có xu hướng di chuyển về bờ biển có biên độ thủy triều cao nhất trong khu vực.
- Ứng dụng
5.1 “Hướng của dòng sông khi chảy ra biển “ là hiện tượng mang tính phổ biến trên trái đất nhưng không thể hiện rõ ràng ở các quốc gia có ít sông ngoài hay ở các đảo.
Việt Nam là vùng đất hẹp và dài, nhiều sông ngòi nên hiện tượng “Hướng dòng sông chảy ra biển” đã được KS Doãn Mạnh Dũng nghiên cứu từ cuối thập niên 1990 trong quá trình nghiên cứu chuyển lũ từ ĐBSCL ra vịnh Thái Lan.
Kết quả nghiên cứu này đã được công bố khi đưa ra giải pháp chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL.
“ Hướng của dòng sông chảy ra biển “ được giới thiệu trong Kỹ yếu Hội nghị khoa học kỹ thuật Đông Nam Á tại Hà Nội- Việt Nam ngày 24/12/2000 với bài viết “Hiện tượng Hòa Duân”.
Các nước hình thành bởi nhiều đảo lớn nhỏ hay có ít sông ngòi thì hiện tượng “Hướng của dòng chảy ra biển” không rõ ràng, nên ít được nghiên cứu.
5.2 Tránh xây dựng cảng tại vị trí – nơi thoát của dòng sông ra biển.
Không nên xây dựng cảng biển nơi có biên độ thủy trường cao và có nguồn sa bồi đang hướng đến.
Thí dụ 1 : Biên độ thủy triều cường từ Thăng Bình – Quảng Nam tăng dần đến cảng Kỳ Hà- Quảng Nam. Vì vậy sông Trường Giang ở tỉnh Quảng Nam chạy dọc ven bờ biển, khó thoát ra biển mà phải chảy về cảng Kỳ Hà để ra biển. Vì vậy không thể xây dựng cảng nước sâu Kỳ Hà.
Thí dụ 2 : Biên độ thủy triều cường tại Hòn Dấu – Hải Phòng ngày 5/6/2007 là 3.7 m, tại Hòn Gai -Quảng Ninh là 4,0 m và tại Cửa Ông- Quảng Ninh là 4,5 m. Vì vậy cửa sông Cấm có xu hướng đưa sa bồi về vùng nước ở phía Bắc. Đó là nguyên nhân sa bồi đang bồi lấp tại cảng Lạch Huyện.
5.3 Xác định cửa thoát lũ từ ĐBSCL ra vịnh Thái Lan.
Khi chuyển lũ từ Tứ giác Long Xuyên ra vịnh Thái Lan phải thoát ra tại Rạch Giá. Vì biên độ thủy triều cường từ Hà Tiên 0,9 m và tăng dần đến Rạch Giá 1,8 m. Tại Hòn Đất biên độ thủy triều cường khoãng 0,9 m. Đào kênh T5 tại Hòn Đất, lũ khó thoát ra biển và phá lộ 80 từ Hòn Đất về Rạch Giá.
5.4 Định vị nơi thoát lũ cho một thành phố ven biển
Khi một thành phố ven biển như Bangkok, phía Tây có biên độ thủy triều cao hơn phía Đông 50 cm nên thành phố Bangkok nên thoát lũ chính ra phía Tây.
5.5 Xác định sự bất ổn định độ pH tại phá Tam Giang và đề xuất tổ chức loại hình du lịch khoa học về địa lý tự nhiên.
Tại Thừa Thiên -Huế , biên độ thủy triều cao ở 2 đầu cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Biên độ trên giảm dần vào khu vực bờ biển giữa Thuận An và Tư Hiền.
Vì vùng đất này bị bồi lấp mạnh từ hướng biển nên cả 2 cửa Thuận An và Tư Hiền thường bị bồi lấp. Vùng này nằm trong khu vực nhiều bão, lũ. Mùa bão lũ đã nâng cao nước phá Tam Giang và trong lịch sử đã phá đập Hòa Duân nhiều lần. Quá trình tự nhiên khi lũ phá đập mở cửa biển, đến sự bồi lấp từ hướng biển, nước trong đập tích hợp do bão lũ …đã làm thay đổi độ pH theo chu kỳ nhiều năm tại vùng nước phá Tam Giang.Đây là một trong các nguyên nhân làm cho nông dân và ngư dân xứ Huế gặp nhiều khó khăn.Để phát triển nông, ngư nghiệp Thừa Thiên -Huế cần nghiên cứu kỹ hiện tượng trên và có giải pháp xử lý.
Một vị trí có biên độ thủy triều là 0 , hiếm có trên thế giới. Nên thêm hình thức du lịch tìm hiểu địa lý tự nhiên để phong phú hơn dịch vụ du lịch./.