Cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong là chìa khóa hòa bình cho Biển Đông

Chúng ta đã biết eo Malacca nơi cạn nhất là -21,2m với độ rộng 532m tại eo giữa Bedlok – Singapore và Pulau Batam Island- Indonesia.Còn kênh Sue năm 2010 có độ sâu là -21m.Với ba con kênh chính của thế giới : Sue, Eo Malacca và Panama đều có độ sâu -21 m như vậy nhận định của tờ Lloydlist cách đây 20 năm là chính xác.
Sở dĩ vấn đề này được nhắc lại tại đây để mong dư luận hiểu chuẩn xác hơn về cảng trung chuyển quốc tế .Từ tư duy này, có thể khẵng định hệ thống cảng Cái Mép Thị Vãi hay Lạch Huyện cũng chỉ là hệ thống cảng vệ tinh. Mà đã là cảng vệ tinh, thì sự kinh doanh thành công của cảng chủ yếu không phải ở độ sâu mớn nước của tàu ghé vào cảng mà là khả năng tàu vào được các cầu cảng gần khu công nghiệp để giãm thiểu nhất chi phí vận tải bộ.Lý do này giải thích sự thành công của Tân cảng trước đây và cảng Cát lái hiện nay.
Bàn về cảng trung chuyển,ở Việt Nam, nơi duy nhất có độ sâu tự nhiên thõa mản yêu cầu -21m là vịnh Vân Phong. Vì vịnh Vân Phong có bức tường cát bao bọc cửa vịnh với độ cạn nhất là -30m.
Chúng ta biết tuyến đường hàng hải Tây- Đông từ Vịnh Vân Phong qua nước Mỹ buộc phải cắt ngang “lưỡi bò” của Trung Quốc . Còn tuyến đường hàng hải Bắc – Nam hay Nam – Bắc Biển Đông buộc phải cắt qua Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Nếu Việt Nam tổ chức thành công cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong (cảng TCQT Vân Phong ) thì sẽ giúp biến khu vực Biển Đông và đặc biệt khu vực Hoàng Sa, Trường Sa thành vùng lợi ích đa quốc gia.Đó là cơ sở để các nước trên thế giới cùng Việt Nam chia sẽ quyền lợi và trách nhiệm cùng nhau bảo vệ hòa bình Biển Đông.
Vậy nên xây dựng cảng TCQT Vân Phong như thế nào đối với một nước nghèo như Việt Nam ?
Theo tôi cách làm thật đơn giản theo các bước như sau :

Vay khoãng 30 triệu USD để quy hoạch chi tiết về xây dựng và kiến trúc cho đô thị Vân Phong gồm tòan bộ Bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn với bản vẽ 1/500 – 1/1000

Việc quy hoạch nên tổ chức thi quốc tế như Tp Hồ Chí Minh đã chọn mô hình cho Thủ Thiêm.

Sau khi xin ý kiến nhân dân và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tổ chức bán đấu giá quốc tế đất khu vực đô thị Vân Phong để các nhà đầu tư làm theo quy hoạch trong 70-80 năm.
Tiền thu được trích ra 30 triệu USD trả lại ngân sách nhà nước.
Trong khi tiến hành quy hoạch khu đô thị Vân Phong kêu gọi quốc tế làm BOT tuyến đường bộ và sắt từ Vân Phong lên Ban Mê Thuột qua Nam Phú yên và tuyến đường bộ và sắt nối Văn Phong với Stungtơreng (Campuchia), Bắc xế (Lào), Ubon (Thái).
Các tuyến đường trên đấu thầu quốc tế có thể theo điều khoãn BOT .
Nhà nước cần chấp nhận chính sách Khu kinh tế tự do cho khu vực bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn.
Với mô hình trên Việt Nam không cần vốn nhưng vẩn có thể xây dựng cảng TCQT Vân Phong.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ Việt Nam cần trực tiếp chỉ huy nhằm cân bằng các nhóm lợi ích, tôn trọng lợi ich quốc gia để nhanh chóng hình thành và phát triển cảng TCQT Vân Phong.
Giải pháp dựa vào nguyên tắc rằng : cảng TCQT Vân Phong phải chạy bằng hai chân.
– Một chân là đô thị cảng gắn với khu Kinh tế tự do để thực hiện vai trò trung chuyển quốc tế đường biển.
– Một chân là hệ thống giao thông hậu phương để hút các nguồn hàng từ vùng Tây Nguyên , vùng tam giác biên giới ba nước Việt, Kampuchia và Lào, vùng đông bắc Thái Lan nhằm chủ động tạo chân hàng nội địa.
Chính phủ Việt Nam cần thuê các nhà quản trị đẵng cấp quốc tế để quản trị dự án này. Một nhóm quản trị khu đô thị Vân Phong còn một nhóm khác quản trị Chương trình phát triển hệ thống giao thông kết nối các nước Đông Dương.
Chi phí thuê các nhà quản trị vay từ ngân sách, sau đó dùng tiền bán đất ở đô thị Vân Phong hòan trả.
Để có thể thực hiện kế hoạch trên, trước hết Quốc hội cần đưa ra chủ trương với chính sách Khu kinh tế tự do cho cảng Vân Phong. Sau đó Chính phủ nên đưa ra quyết sách chi tiết để thực hiện.
Việt Nam không còn con đường lùi nữa. Để tránh chiến tranh Việt Nam phải có giải pháp. Ngược lại, chiến tranh cục bộ lấn chiếm các đảo Việt Nam chắc chắn khó tránh khỏi vì con bạch tuộc đang đói khát nhiên liệu và nguyên liệu ở Biển Đông. Người Việt Nam đừng mơ tưởng và huyển hoặc bởi những ngôn từ trên đầu lưỡi!
Nếu bạn chưa tin thì hảy một lần xem bộ phim chính họ quay khi cướp đảo Gạc Ma -1988 !
Thế giới hôm nay là thế giới “liên kết và phụ thuộc” lẩn nhau.Vì vậy tại sao chúng ta không sử dụng chiến lược “liên kết và phụ thuôc” để bảo vệ tổ quốc ?
Một giải pháp kinh tế đơn giãn nhưng hòan tòan có sức mạnh hữu dụng để bảo vệ hòa bình Biển Đông.

KS Doãn Mạnh Dũng