DÒNG HẢI LƯU CHẢY TẦNG ĐÁY BẮC NAM LÀ ĐỘNG LỰC CHÍNH BỒI LẤP BỜ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM

DÒNG HẢI LƯU CHẢY TẦNG ĐÁY BẮC NAM LÀ ĐỘNG LỰC CHÍNH BỒI LẤP BỜ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM

Nhưng với cá nhân tôi, sự việc nầy đã nói lên sự khiếm khuyết lớn về trí thức của con người về động lực gây ra sự bồi lấp bờ biển, nhất là với bờ biển Đông ở miền Trung Việt Nam.
Tôi tin rằng,do chênh lệch nhiệt giữa vùng Cực và vùng Xích đạo đã hình thành dòng hoàn lưu tầng đáy (HLTD) từ Cực về Xích Đạo. Mặt khác do trái đất quay từ tây sang đông nên dòng hòan lưu di chuyển từ đông sang tây do quán tính theo chiều ngược lại .
Việc nghiên cứu dòng HLTD giúp người Việt Nam hiểu nguyên nhân của sự hình thành các cồn cát từ Quảng Bình đến vùng Nam Trung Bộ,các đê cát tạo nên vịnh Vân Phong và Cam Ranh, từ đó tìm ra bố cục hợp lý cho cảng và luồng dù tự nhiên hay nhân tạo cho tàu biển,giúp bảo vệ bờ biển Đông Việt Nam khi khí hậu biến đổi, giúp nghiên cứu lịch sử hình thành vùng Nam Bộ….
Tác giả công bố sự nghiên cứu của cá nhân và mong rằng Hội đồng khoa học cấp nhà nước cần cho thẩm định lại lý thuyết này.
2. Thí nghiệm sự hình thành dòng hoàn lưu tầng đáy
Hình 1 : Thí nghiệm về sự hình thành dòng HLTD.
 
Làm hai bình C và X, có miệng rộng và nước có màu khác nhau.Dùng hai ống dẩn không màu.Một ống nối tầng nước mặt phía trên hai bình,ống còn lại nối tầng nuớc đáy hai bình.
Khi chiếu đèn vào mặt thóang bình X ta thấy :
-Dòng nóng di chuyển trên tầng mặt từ X đến C.
-Dòng lạnh di chuyển dưới tầng đáy từ C đến X.
-Tốc độ của dòng từ X đến C và từ C đến X là bằng nhau trên mọi quảng đường.
-Khi tăng nhiệt độ chiếu vào mặt thóang bình X thì tốc độ dòng hòan lưu tăng lên.
3. Hiện tượng thực tế chứng minh sự tồn tại dòng hoàn lưu tầng đáy.
Ngày 18-10-2010 lúc 4h30 sáng , xe khách 48K-5868 từ Nam ra Bắc đến xã Xuân Lam,Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nước ngập 0,9m, bị lũ cuốn và trôi xuống nhánh sông Lam.Trên xe có 38 người.Tai nạn làm 19 người chết, một người mất tích.
Có 15 thi thể tìm được trong sông Lam.Mất tích thi thể Phạm Thị V, 2 tuổi. Còn 4 thi thể bị trôi ra biển và di chuyển về hướng nam.
Các vị trí như sau:
Ô tô bị tai nạn trên nhánh sông nhỏ, cách sông Lam 0,76 km.Tọa độ 180 34’28.82” N, 1050 41’12.11’’ E.
Ô tô được tìm thấy trên sông Lam , về phía hạ lưu , cách cửa sông nhánh 2,38 km.Tọa độ 180 35’40.52” N, 1050 41’31.80’’ E.Từ vị trí ô tô bị nạn ra cửa sông Lam là 30km.
Cửa sông Lam có tọa độ : 180 45’59.42” N, 1050 46’09.84’’ E
-Ngày2-11-2010, phát hiện thi thể bà Phạm Thị Y, 54 tuổi, tại bờ biển xã Kỳ Thịnh, phía bắc cảng Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nơi đây cách cửa sông Lam về phía nam 97 km. tại tọa độ 180 06’06.09” N, 1060 21’38.93’’ E.
-Ngày26-10-2010 phát hiện thi thể em Đỗ Thị P,17 tuổi, tại bờ biển xã Ngư Thủy ,Lệ Thủy Quảng Bình.Nơi đây cách cửa sông Lam về phía nam 212 Km tại tọa độ 170 07’01.86” N, 1070 00’06.01’’ E.
– Ngày 27-10-2010, ngư dân đi biển phát hiện hai thi thể em Nguyễn Thị T ,17 tuổi, và em Trần Đăng K 19 tuổi tại bờ biển xã Triệu Lăng,Triệu Phong, Quảng Trị. Nơi đây cách cửa sông Lam về phía nam 287km. Tọa độ 160 49’41.72” N, 1070 15’51.69’’ E
Như vậy các thi thể sau khi chết bị chìm xuống tầng đáy sông, bị nước cuốn ra biển. Tại cửa biển, dòng hòan lưu tầng đáy đưa thi thể về phía nam và đẩy vào bờ theo nguyên lý : vừa di chuyển từ bắc xuống nam vừa di chuyển từ đông sang tây.
Không có thi thể nào bị trôi về bờ biển hướng bắc. Hiện tượng này chứng minh dòng HLTD là tồn tại.

4.Những đặc điểm dòng hoàn lưu tầng đáy.
4.1 Dòng hòan lưu từ vĩ tuyến 900.
Giả thiết:
-Có dòng HLTD xuất hiện từ vĩ tuyến 900.
-Sự chênh lệnh nhiệt gây ra dòng HLTD có tốc độ không đổi trong thời gian tính tóan.
-Không có ma sát giữa dòng HLTD và các vật chất khác.
Ta biết lực Côriolic được xác định :

 

-Dòng HLTD xuất hiện ở vĩ độ càng gần cực thì độ lệch hướng càng lớn
-Dòng HLTD đến càng gần Xích đạo thì độ lệch hướng càng lớn.
4.3 Góc trong thực tế
Ta biết dòng chảy khi tác động với bờ thì vuông góc với bờ cứng và song song mới bờ mềm. Nên khi dòng chảy bồi đắp tạo nên cồn cát, thì khi đó dòng chảy vuông góc với bờ cát tại điểm đó.


Hình 2 : Mô tả sự hình thành bãi cát tạo nên vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, bãi cát Cù Lao Dung ở Sóc Trăng.

Công thức 7, chỉ sự so sánh lực quán tính của các DHLTD,

Khảo sát các dòng HLTD qua Biển Đông và vịnh Mêhicô :


5.Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ứng dụng
5.1 Sự hình thành vùng đất Nam Bộ Việt Nam
Xưa , khi phù sa chưa hình thành vùng đất Nam bộ, Kampuchia là vùng đất trũng. Phù sa sông Mê Kông ra biển bị dòng HLTD đẩy từ đông sang tây tạo thành hình vòng cung, bao bọc vùng đất từ mũi Vũng Tàu đến Bảy Núi ở An Giang.Sự bao bọc này đã hình thành Biển Hồ tại Kampuchia.Sau đó các giồng cát bao bọc bên ngoài tạo thành hồ Đồng Tháp Mười.Vì vậy hồ Đồng Tháp Mười nhỏ và nông hơn Biển Hồ.
Lý thuyết này giải thích sự hình thành các cảng cổ xưa tại Đồng Tháp Mười và nền văn hóa Óc Eo khu vực tỉnh An Giang và Kiên Giang. Theo nguyên lý này, vịnh Thái Lan sẽ là “Biển Hồ” trong tương lai khi mũi Cà Mau được bồi lấp và kéo dài đến bán đảo Malaysia.

5.2 Các đão ven biển ở miền Trung chỉ hình thành các bãi cát ở bờ đông.
Do dòng HLTD di động từ bức xuống nam và từ đông sang tây nên cát bãi cát ở các đảo ven biển chỉ hình thành ở bờ phía đông và đông nam của đảo.
5.3 Giải thích sự hình thành các cồn cát lớn từ Quảng Bình và các vịnh Vân Phong và Cam Ranh.
Bờ biển Nghệ An và Hà Tỉnh không có các cồn cát, mà chỉ có từ Quảng Bình. Vì đảo Hải Nam che dòng HLTD từ eo Bê Rinh chảy về phía nam.Dòng HLTD từ Bê Rinh tác động vào miền Trung Việt Nam có giá trị gấp 2,47 lần so với dòngHLTD từ Phòng Thành.

Hòn Ngư cách bờ biển Nghệ An 3 Km và hòn Sơn Dương cách bờ biển Hà Tỉnh 3 Km nhưng không thể hình thành dảy cát nối các đảo trên với bờ.Khi xưa đảo Hòn Gốm cách bờ biển 8.5 km, nhưng dòng Bê Rinh nhờ khởi nguồn từ vĩ độ gần Cực và vĩ tuyến của Vân Phong gần Xích đạo nên đã đủ các yếu tố về động lực tạo ra một con đê cát dài 11.7 km hình thành nên vịnh Vân Phong.Hiện nay cát vẩn tiếp tục bị đùn lên từ đáy biển.
Vịnh Cam Ranh hình thành theo cùng nguyên lý của vịnh Vân Phong.
5.4 Vì sao đê chắn sóng Dung Quất trở thành đê lấn biển.
Đê chắn sóng của vịnh Dung Quất đã chặn dòng HLTD từ Eo Bê Rinh về Xích đạo nên khu vực cảng xuất sản phẩm bị bồi lấp bởi phù sa từ sông Trà Bồng ra và phù sa từ phía bắc Quảng Nam di chuyển xuống phía nam. Mùa lũ ở Quảng Ngãi trùng với mùa đông nên dòng HLTD được cộng hưởng với dòng tầng mặt do gió nên càng mạnh mẽ hơn.Vì vậy về mùa đông là phải tính đến sự nạo vét cảng Dung Quất.
5.5 Vì sao hạt cát tại bãi tắm phía đông nam đảo Phú Quốc rất mịn ?
Dù đảo Phú Quốc chỉ chạy dọc theo kinh tuyến dài 49 km nhưng cũng hình thành dòng HLTD. Dòng này tuy nhỏ nhưng cũng đưa về phía đông nam của đảo Phú Quốc những hạt cát mịn nhất đảo.Các bãi tắm khác của Phú Quốc không có cát mịn như khu vực này.
5.6 Sự hình thành đảo chắn tại bờ biển Florida
So sánh dòng HLTD từ Bê Rinh và dòng HLTD từ Houston phía bắc vịnh Mêhico


Dòng HLTD từ Bê Rinh có lực quán tính gấp 1,83 lần dòng HLTD từ Houston ở phía bắc vịnh Mehico.Để hình thành loại vịnh tương tự mô hình vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh, không chỉ đòi hỏi phải có đảo gần bờ, có nguồn phù sa và quan trong nhất dòng HLTD phải có lực quán tính lớn, có nghĩa là phải khởi nguồn gần Cực trái đất.Vì dòng Houston khởi nguồn từ vĩ độ thấp nên lực quán tính nhỏ nên chỉ có thể tạo nên các “đảo chắn” chạy song song với bờ biển, mà khó tạo ra các bãi cát có góc nhỏ như vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh.
5.7 Dựa vào nguyên lý hình thành dòng HLTD, hình dạng bờ biển phía tây của quần đảo Bermuda, ta có thể tìm ra gia tốc hướng tâm của dòng hòan lưu, gia tốc hướng tâm của phản lực quán tính Côriolic và gia tốc hướng tâm của gió khi có áp thấp và bão. Các hiện tượng trên cộng hưởng và tạo nên các tai nạn tàu thuyền và máy bay. Đó là nguồn gốc bí ẩn của hiện tượng Bermuda.
5.8 Ứng dụng để đưa ra “Sáu nguyên tắc bố cục cảng biển ở miền Trung Việt Nam”
5.8.1 .Cảng phải tránh được dòng HLTD đi vào vùng neo đậu hay khu cầu bến nhằm giảm chi phí nạo vét hoặc không thể nạo vét được.
5.8.2 Cảng phải tránh được gió mùa Đông-Bắc, gió Tây-Bắc, gió Bắc, vì gió mùa Đông-Bắc khi vào bờ biển Việt Nam gặp dãy Trường Sơn đã đổi thành gió Tây-Bắc và gió Bắc.
5.8.3.Cảng phải tránh gió từ hướng Đông để tránh bão. Đặc điểm bão biển Đông Việt Nam xoáy theo chiều ngược kim đồng hồ nên các vịnh kín hướng Đông hay Đông Nam mà hở hướng Bắc vẫn chịu tác hại của bão.
5.8.4 Vịnh hình thành khu vực cảng phải không có cửa sông lớn, vì đó là nơi thoát sa bồi từ dãy Trường Sơn ra biển Đông.
5.8.5 Luồng ra vào cảng không nên gần bờ vì sa bồi từ đáy biển có xu hướng di động từ Đông sang Tây trên toàn bộ dải bờ biển Đông Việt Nam.
5.8.6 Cảng phải có khu vực neo tránh gió mùa và bão, đưa đón hoa tiêu an toàn.
6. Kết luận
Dòng HLTD hình thành do các yếu tố vĩ mô của trái đất. Quy luật này mang tính phổ biến và tác động lớn đối với bờ biển Đông Việt Nam. Việc nghiên cứu quy luật này có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng hệ thống cảng biển, bảo vệ bờ biển và lấn biển ở bờ biển Đông Việt Nam.
Quy luật này cũng giải thích được các hiện tượng tự nhiên trên thế giới như hệ đảo chắn ở bờ biển đông nước Mỹ vùng Florida,các lagoon ở bờ biển đông Ấn độ và có thể giải thích những hiện tượng bí ẩn về tai nạn tàu thuyền, máy bay tại khu vực biển Bermuda.

KS Doãn Mạnh Dũng