Lịch sử loài người là lịch sử chinh phục thiên nhiên và hướng đến văn minh

Nhận thức của Các Mác hình thành khi các đại công trường thời đầu thế kỹ thứ 19 chủ yếu bằng cách sử dụng sức lao động cơ bắp với cường độ cao và kéo dài thời gian làm việc trong ngày của người công nhân. Với nhận thức trên, Các Mác cho rằng giai cấp công nhân sẽ là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.

Để lý giải sự việc, ta bắt đầu từ nhu cầu phải có để xã hội loài người hình thành, tồn tại và phát triển. Xã hội đó phải cần đủ sản phẩm và dịch vụ hữu ích. Đó là nhà ở, thức ăn, bảo vệ, y tế, giáo dục, ca hát, tôn giáo…Mọi sản phẩm và dịch vụ đều được tạo ra từ ba yếu tố : Tài nguyên sức lao động cơ bắp , Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Yếu tố Tài nguyên thiên nhiên đem lại nhiều hiệu quả hơn Tài nguyên sức lao động cơ bắp. Yếu tố Tài nguyên trí tuệ đem lại nhiều hiệu quả hơn  Tài nguyên thiên nhiên. Vì nhà tư bản có giải pháp sử dụng Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ để tìm lợi nhuận nên mâu thuẩn giữa nhà tư bản và công nhân không phải là mâu thuẩn đối kháng. Ngược lại nhà tư bản đã tạo ra việc làm cho người công nhân, góp phần ổn định xã hội.

Ví dụ về yếu tố Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ : Trồng cây ở mảnh đất khô cằn không thể đem lại hiệu quả hơn mảnh đất nhiều phù sa. Phát minh ra động cơ hơi nước đã thay sức gió giúp những con tàu khổng lồ vận chuyển hàng hóa liên kết thương mại giữa các quốc gia.

Ví dụ về sự hình thành bản năng hoang dã do thiếu mồi : Quan sát bầy gấu đi tìm mồi. Khi không có mồi thì chúng tranh nhau lảnh thổ, đuổi con yếu hơn đi ra nơi khác. Nhưng khi có nhiều cá ở một khúc sông, mỗi con đứng một chổ bắt và ăn cá mà không quan tâm đến sự có mặt của con gấu khác. Tranh giành lảnh thổ và con mồi là bản năng hoang dã.

Loài người cũng vậy, khi sản phẩm xã hội được tạo ra chỉ dựa vào Tài nguyên sức lao động giản đơn nên số lượng sản phẩm rất ít. Đó là nguyên nhân gây ra chiến tranh trong lịch sử xã hội loài người. Nhưng khi loài người biết sử dụng trí tuệ để khai thác Tài nguyên thiên nhiên và sử dụng Tài nguyên trí tuệ nhân tạo để tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ hữu ích thì có xu hướng giảm dần nhu cầu dùng bạo lực để cướp đoạt của đồng loại. Hơn nữa khi công nghệ cực kỳ phát triển, kẻ gây chiến sẽ không còn chổ dung thân trên trái đất này. Vì vậy loài người có xu hướng cần sự yên bình để tiếp tục nghiên cứu quy luật của thiên nhiên để đưa Tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho con người. Để có sự yên bình, loài người cũng hướng sự quản trị xã hội một cách văn minh trên nền tảng Chân- Bằng -Mỹ. Trong đó Chân là Chân lý hay sự thật; Bằng là sự công bằng từ lợi ích trong học tập, y tế, kinh doanh cũng như bầu cử và ứng cử quản trị quốc gia ; Mỹ là cái đẹp từ phong cách đến tâm hồn, từ nhận thức bằng tri giác đến mệnh lệnh của con tim.

Tư duy “Chân, Bằng, Mỹ” là của Socrate được học trò Platon diển đạt thành luân lý “Trên đời này chỉ có ba vật đáng giá, đó là công bằng, mỹ thuật và chân lý” ( Trg 60 – Câu chuyện triết học – Will Durant – NXB Hồng Đức- 2014) . Thế hệ hôm nay hiểu  “công bằng” chính là nền “Cộng hòa”.

Với phân tích trên, lịch sử loài người không phải là lịch sử đấu tranh giai cấp như Tuyên ngôn của những người cộng sản mà là lịch sử của sự chinh phục thiên nhiên và hướng đến văn minh.

Lịch sử đã chứng kiến nhiều nhà tư bản đã đem toàn bộ tài sản giúp cộng đồng loài người vượt qua nhiều khó khăn. Xưa ở Việt nam có gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Trên thế giới có nhiều nhà tư sản đã để lại nhiều tài sản cho sự phát triển cộng đồng.

Sự phát triển công nghệ và hợp tác toàn cầu đã giúp thế hệ hôm nay nhìn lịch sử loài người với sự khoan dung và độ lượng. Nhờ đó con người có thể từ bõ sự nghi kỵ hay hận thù để có thể cùng nhau hướng đến sự văn minh.Đồng hành với lợi ích lâu dài trên là sớm hướng tuổi trẻ Việt Nam biết sử dụng tuổi trẻ để học tập, chinh phục thiên nhiên bằng Tài nguyên trí tuệ. Đó là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế, bảo vệ độc lập, tự do và chủ quyền của đất nước.

Chúng ta đã quý trọng Văn Cao tại sao không dám hiểu vì sao Văn Cao hát : “Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người” !

KS Doãn Mạnh Dũng