Rừng Trường Sơn hiện nay như thế nào ?
Việt Nam, Lào và Kampuchia. Người không học vẩn có thể tin rằng thiên nhiên khu vực này tương đối đồng nhất. Có nghĩa rằng cây cối khu vực này tương đồng và giống nhau.
Ngày hôm nay 6/11/2020, sử dụng ảnh vệ tinh trên Google Earth, tác giả tự quan sát và chụp lại ảnh để bạn đọc cùng xem.
Hình Ngã ba Đông Dương do tác giả chụp trên Google Earth ngày 6/11/2020
Toàn bộ thảm thực vật trên phần đất Việt Nam bị bóc sạch. Để có thể đưa lượng gổ khổng lồ trên đi tiêu thụ sẽ không thể thực hiện nếu không có con đường mòn Hồ Chí Minh đã được mở rộng, chạy dọc lưng chừng trên sườn Đông dãy Trường Sơn. Không thể rừng bị tàn phá bởi một nhóm nhỏ lâm tặc với hành vi che dấu chính quyền mà chắc chắn đã được thực hiện công khai và có kế hoạch từ phá rừng đến vận chuyển và tiêu thụ. Chuyện thủy điện cóc chỉ là một trong trăm ngàn lý do để phá rừng nguyên sinh.
Phải chăng đây là hậu quả của chính sách “3 lợi ích”( Nhà nước, Tập thể, Cá nhân) mà hệ thống hành pháp không thể ngăn chặn dù đã có nhiều văn bản, nhiều tổ chức, nhiều ngân sách … để chăm lo bảo vệ và trồng rừng ở Việt Nam.
Hành vi phá rừng không chỉ tạo lũ quét, lũ ống phá hủy nơi cư trú của người dân miền Trung mà còn phá luôn cả chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm : “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân ”. Nên nhớ rằng chính rừng Trường Sơn đã che dấu xe tăng và tạo nên sự thành công của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Những kẻ mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh và phá rừng đã phá nát thế thủ của Việt Nam khi có chiến tranh xâm lược. Xe tăng của địch dể dàng tiến vào từng hóc núi của dãy Trường Sơn.
Quốc hội Việt Nam nên có giải pháp khôi phục rừng vừa bảo vệ sự sống của dân vừa phải chuẩn bị cho “vạn đại dung thân” khi có ngoại xâm.
KS Doãn Mạnh Dũng