Tự nhiên biển Đông

 

Ở vùng Đông bắc, hàng ngà ngọn núi và đảo đủ lớn nhỏ nhô lên khỏi mặt nước tạo thành nhiều vũng, vịnh tập hợp trong hai khu vực chính là vịnh Bái tử long và vịnh Hạ long . Trong vùng này có nhiều vụng kín gió là nơi tránh gió lớn , bão rất tốt cho các loại tàu thuyền qua lại vùng này. Từ vùng cửa một vào sông nhỏ có những bãi thảoi thường xuyên được bồi đắp , còn ở các đảo , nhất là các đẩo phía ngoài, chân đảo thường khá dốcvà rất ít bị cát , bùn bồi lấp. Ở đó tàu nhỏ  và thuyền có thể tiến sát vào gần đảo.

Ngược lại từ Hải Phòng đến bắc Thanh Hóa , do ảnh hưởng bồi lắng mạnh của phù sa sông Hồng nên dảy biển ven bờ rất thỏai. Có nhiều cồn sú vẹt rộng lớn và các bãi cạn lan khá xa ra biển. Ven bờ rất ít địa tiêu thiên nhiên. Các luồng ra vào cửa các con sông ở đây vốn đã phức tạp lại thường thay đổi sau mổi mùa lũ hoặc sau khi bão đi qua vùng này. Vì vậy các tàu chạy ven biển thường phải kéo dài hành trìnhdo vòng tránh các bãi cạn, khó xác định luồng vào cửa  và phải chờ đợi thủy triều.

Tại Hà tỉnh  phía  nam Vũng Áng có vịnh Sơn Dương  độ sâu đến -20m . Nếu xây đê chắn sóng từ mủi Ròn đến hòn Sơn dương dài 3000m thì đây là vịnh sâu và kín gió nhất phía bắc

Ven biển miền Trung , phần phía bắc bờ biển thường  thẳng, các dãi cát chạy dài theo bờ biển bị chia cắt ở một số nơi do các dãy núi cao chạy ra tạn bờ biển. Đáy biên ven bờ thường dốc và sâu , tàu đổ bộ dể dàng tiến sát bờ.Phần phía nam các dãy núi lan ra tới biển tạo thành các vụng. Vịnh sâu kín gió , tàu thuyền trú đậu tránh gió, bão tốt.Riêng vùng ven bờ Thuận Hải đến Vũng Tàu, cần chú ý đến dòng biển có vận tốckhá lớn ( có khi tới 31,0 hải lý/ giờ) trong một dãy khá hẹp ép sát bờ biển vùng mũi Kê Gà . Hướng của  dòng biển ở đây chia thành hai mùa rỏ rệt: mùa Đông bắc chảy về hướng Tây nam, mùa gió Tây nam chảy về hướng Đông bắc.

Ven biển vùng châu thổ sông Cửu Long , tương tự như vùng châu thổ sông Hồng. Các bãi sa bồi phát triển mạh ra biển được dòng nước đẩy dạt về phía mủi Cà mau tạo nên những rừng chàm, rừng đước bạt ngànkéo dài suốt dãy bờ biển. Trên bờ không có các địa tiêu thiên nhiên nổi bật gây nhiều khó khăn cho việc định vị bằng phương pháp địa văn. Các cửa sông chính rất rộng, khá sâu và thường có các phao tiêu dẩn luồng rất thuận tiện cho các tàu thuyền ra vào các cửa này.

Vùng ven bờ từ Cà mau đến Rạch giá, bờ biển gần như thẳng, trừ các cửa sông bảy Hạp, ông Đốc, và vịnh Rạch Giá. Giữa mủi Cà mau và đảo Phú quốc có quần đảo Nam Du có độ sâu đến -15m , giữ vị trí chiến lược kiểm sóat  tàu từ biển Đông ra vào vịnh Thái lan .

Giữa bờ biển Hà Tiên và đảo Phú Quốc có rất nhiều đảo lớn nhỏnằm rải rác thành các nhóm  như cụm đảo Bà Li, cụm đảo Hải tăc  …tàu thuyền qua khu vực này trong đêm tối trời ở đây khá nguy hiểm.

Sự đa dạng về tính chất thủy triều  cùng với sự biến đổi liên tục theo những quy luật riêngở từng vùng về độ lớn thủy triều hàng ngày càng làm phức tạp thêm cảnh đồ thiên nhiên vùng ven bờ  hiện ra trước mắt . Vì vậy đồi hỏi các nhà hàng hải phải có nghiệp vụ chuyên môn giỏi và thông thuộc địa hình từng vùng mới đảm bảo an toàn dược cho chuyến đi biển trong điều kiện thời tiết phức tạp ngày cũng như đêm.

Sưu tầm theo Phòng hàng hải- Bộ tư lệnh hải quân