Tọa đàm “Vai trò của Biển Đông – Thềm lục địa với Chiến lược Kinh tế biển”

Ông Lê Kế Lâm đặt câu hỏi :
– Người Việt Nam kiên trì giải quyết mọi việc bằng đàm phán hòa binh, nhưng Trung Quốc vẩn lấn tới, gây chiến thì Việt Nam nên như thế nào ?
Cả Hội trường hô vang :
-Đánh.
KS Doãn Mạnh Dũng đã trình bày một số quan điểm sau :
-Nền kinh tế Việt Nam phải dựa vào kinh tế biển nhất là đối với miền Trung Việt Nam. Chiến lược kinh tế biển miền Trung là đô thị phải song hành cùng cảng. Đô thị giúp bảo vệ an tòan người dân khi có bão lũ, giúp giáo dục, dạy nghề , sản xuất và làm dịch vụ. Cảng là đầu mối giao thông giúp giảm giá thành vận tải nguyên liệu và thành phẩm. Đất phải để dành trồng rừng để chống bão lũ.Cần tăng tỷ lệ chất xám vào sản phẩm và dịch vụ như vậy mới thoát nghèo và có thể tồn tại đuợc tại miền Trung. Đường lưỡi bò của Trung Quốc đã dồn kinh tế  Việt Nam vào chân  tường.
-Đề nghị xây dựng nhiều website tiếng Trung để giúp nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật về Hoàng Sa và Trường Sa, hiểu tư tưởng bành trướng của giới cầm quyền Trung Quốc là không phù hợp với xu thế nền kinh tế thế giới đang bước dần vào nền kinh tế trí thức. Hành động của Chính quyền Trung Quốc gây chiến ở biển Đông sẽ gây ra tai họa nội chiến và  chia cắt Trung Quốc.
-Cần chú ý các yếu huyệt trong hàng hải của Việt Nam như : Cam Ranh, Sơn Dưong ( Hà Tỉnh), quần đảo Nam Du tránh để Trung Quốc chiếm giữ hay vô hiệu hóa.
-Để phát huy tình yêu nước của nhân dân Việt Nam, KS Doãn Mạnh Dũng đưa ra 3 giải pháp đối nội :
1. Tình yêu đất nước phải trên cơ sở mọi người đều có cơ hội bình đẵng như nhau trong : học tập, y tế, việc làm và kinh doanh.
2. Giúp người nghèo không có khả năng cạnh tranh trong kinh doanh.
3. Hòa giải dân tộc
Các sinh viên đã tham gia Tọa đàm đến gần 1200 h trưa và đề nghị mở rộng cuộc Tọa đàm như hôm nay với mọi đối tượng rộng rải hơn.

KS Doãn Mạnh Dũng