Tướng hải quân nói về vụ TQ bắn tàu cá Việt Nam: biện pháp cuối cùng là vũ trang
Đáp :Chúng ta đều biết, trong lịch sử chiếm hữu thực tế và lâu dài đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Việt Nam. Đứng ở góc độ luật Biển quốc tế, theo nguyên tắc thứ hai “đất thống trị biển”, rõ ràng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.
Mặc dù Hoàng Sa thuộc về Việt Nam nhưng Trung Quốc đã 2 lần lợi dụng những khó khăn của Việt Nam để dùng biện pháp quân sự xâm chiếm.
Năm 1956, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, nay họ thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đó là hành động ngang ngược, cường quyền của một nước lớn. Người Việt Nam hết sức căm phẫn. Nhưng để giữ tình hình ổn định trong khu vực cũng như ở Biển Đông nên Việt Nam đã dùng biện pháp đấu tranh bằng hòa bình, thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Chính Trung Quốc cũng đã đề ra chủ trương “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Nhưng chủ trương này, rõ ràng chúng ta cũng phải nghiên cứu. Gác lại tranh chấp như thế nào? Cùng nhau khai thác ra sao?
Còn bây giờ họ đã làm gì? Việc tàu hải quân Trung Quốc dùng súng bắn cháy cabin tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động nghề cá bình thường, có thể nói rằng, chưa từng có tiền lệ trên thế giới khi các nước đang hữu hòa với nhau. Trung Quốc đã từng có với Việt Nam 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt.
Hành động tàu hải quân Trung Quốc bắn vào tàu cá của Việt Nam, nếu như chỉ xảy ra ở một trường hợp đơn lẻ, thì đó là sai sót của cấp dưới, của người thực thi nhiệm vụ (có thể là người đó quá hung hăng, quá thể hiện sự trung thành với nhiệm vụ của mình nên có hành xử sai lầm).
Nhưng khi người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định tàu nước này ngang nhiên bắn một tàu cá Việt Nam là “đúng đắn và hợp lý” là điều không thể chấp nhận được. Chứng tỏ, chính phủ Trung Quốc bật đèn xanh cho cấp dưới làm những việc sai trái.
Và phải chăng, đây cũng là một bước đi mà Trung Quốc thực hiện theo kiểu “tằm ăn dâu” để dần dần lấn từng bước một, độc chiếm Biển Đông.
Việc làm này của Trung Quốc rõ ràng từng bước một thể hiện quyền lực và sức mạnh của họ.
Qua đây, tôi đề đạt tới lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Thủy sản tuyên truyền và giải thích cho ngư dân kiên định lập trường làm ăn trên biển, bám biển để sản xuất và để giữ vững chủ quyền. Đồng thời, những cơ quan chức năng khác tạo điều kiện cho ngư dân có đủ cơ sở để họ tự bảo vệ, có cơ sở để họ đấu tranh có lý có tình như trang bị cho họ máy ảnh, máy quay phim…
Việc tàu hải quân Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam, nếu chụp được cảnh tàu kia bắn cabin, số tàu bao nhiêu… đưa đoạn phim này lên thì đó là bằng chứng không thể chối cãi và Trung Quốc không thể lật lọng, nói ngư dân Việt Nam bịa ra.
Đồng thời, các lực lượng Việt Nam có trách nhiệm trên biển như cảnh sát biển, hải quân, biên phòng… cũng phải có biện pháp hỗ trợ để ngư dân yên tâm làm ăn.
Trung Quốc cũng đã xác nhận, con tàu tham gia vào vụ bắn tàu cá Việt Nam hôm 20/3 là tàu hải quân. Ông đánh giá thế nào về việc một tàu quân sự dùng vũ lực với một tàu dân sự không có bất kỳ vũ khí nào?
Đó là một hành động vô nhân đạo, chà đạp công pháp quốc tế.
Sử dụng bất cứ vũ khí nào thì cũng phải ngắm bắn, điều khiển. Anh ngắm bắn vào đâu thì đạn sẽ tới đó. Anh nhằm vào cabin người lái là hành động uy hiếp, có tính răn đe, thể hiện sức mạnh của anh đối với người yếu hơn, không thể nói đó là do bắn lạc hướng.
Hành động bắn như thế nặng về uy hiếp và đe dọa, có ý đồ sâu xa hơn chứ không phải là chuyện đơn giản.
Hỏi : Theo ông, Việt Nam phải ứng xử như thế nào để chấm dứt những hành động ngang ngược của Trung Quốc?
Đáp : Chúng ta phải làm cho mọi người hiểu chúng ta đấu tranh cho chính nghĩa theo đường lối chủ trương của Nhà nước để giữ ổn định và bền vững, cùng nhau phát triển.
Phải luôn cảnh giác và luôn sẵn sàng huy động các lực lượng để đấu tranh cả về ngoại giao kinh tế, tuyên truyền, văn hóa và biện pháp cuối cùng là vũ trang. Chúng ta kiên trì đấu tranh trước những hành động của Trung Quốc. Nhân dân ta đủ sức cùng Nhà nước vượt qua những rắc rối trên Biển Đông cũng như ở các biên giới.
Tá Lâm
Nguồn : VNN