Vì sao cảng Trần Đề là sự lựa chọn tốt nhất cho ĐBSCL ?

Vì sao cảng Trần Đề là sự lựa chọn tốt nhất cho ĐBSCL ?
Với kinh nghiệm của một thủy thủ trong chiến tranh và sự tích lũy trí thức về khoa học, tôi đã đưa ra kết luận nguyên nhân động của luồng Định An ngay sau chuyến hành trình đơn giản trên bằng bài báo đăng trên báo Khoa học Phổ thông – TP HCM số 782 vào ngày 1/5/1998 viết : “Luồng Định An phải cắt qua vùng nước xoáy mạnh giữa hai dòng chính : dòng Định An và dòng Bắc Nam. Vùng trên là những bãi cạn lớn nhỏ, các bãi nhỏ sẽ di động và đó là nguồn cung ứng sa bồi đẩy vào luồng sau khi nạo vét. Yếu tố không ổn định đã tăng rủi ro của luồng Định An. Đây là yếu tố cơ bản hạn chế của luồng Định An.”
 
 
Hình 1A : bản scan bài viết trên Báo Khoa học Phổ thông của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ Thuật TP HCM số 782 ngày 1/5/1998.
 
Như vậy bản chất luồng động Định An đã được chỉ ra công khai trên báo chí từ 1998 -cách đây 15 năm. Nếu môi trường nghiên cứu khoa học Việt Nam không bị lũng loạn mà được công khai, minh bạch và bình đẵng thì người Việt Nam đã tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực tài chính và ĐBSCL đã thay đổi bộ mặt kinh tế từ lâu. 
Các Doanh nghiệp tư vấn trong và ngoài nước đã tư vấn cho Chính phủ Việt Namnhư thế nào ?
Khi bài báo trên ,đang lên khuôn in thì sáng ngày 29/4/1998 tại nhà khách Dinh Thống Nhất- TP HCM , Haecon –tư vấn Bỉ báo cáo kết quả đầu tiên “Luồng tàu Sông Hậu “. Trong báo cáo, Haecon đưa ra 5 phương án mở luồng Định An như hình vẽ kèm theo.
 
 
Hình 1 : Luồng Định An với 5 phương án mở luồng của Haecon trong báo cáo Kỳ 1 29/4/1998 
 
Tôi cho rằng đó là sự sai lầm và tôi đã gặp các chuyên gia Bỉ để thông báo hiện tượng động của luồng Định An theo nội dung của bài báo.
Ngày 19/1/1999 Haecon –tư vấn Bỉ tố chức báo cáo kết thúc nghiên cứu “Luồng tàu Sông Hậu ” tại câu lạc bộ Nhà báo, Hà Nội.Trong lần báo cáo cuối cùng này, tư vấn Haecon không đề nghị mở 5 phương án luồng qua cửa Định An như báo cáo ngày 29/4/1998 mà khẵng định luồng Định An là luồng động và đề xuất sử dụng luồng tự nhiên Định An theo dòng triều chính. Đến Hội nghị, tôi gửi tài liệu đã chuẩn bị cho trưởng Ban quan lý dự án Việt Nam xin đăng ký trình bày thì ông T, Giám đốc Ban quản lý dự án nói với tôi là không nên phát biểu để thuận lợi cho việc kết toán dự án.Thế là cơ hội thảo luận khoa học về luồng Trần Đề bị bõ qua. Trở về Tp HCM, tôi viết thư báo cáo Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn với đề xuất : Tạm sử dụng luồng Định An, không nạo vét lớn luồng Định An và cần khởi công nghiên cứu luồng Trần Đề. 
Sau đó, tôi tình cờ được đọc tài liệu của nhóm Hoàng Xuân Nhuận thuộc Viện cơ học đã nghiên cứu luồng Định An trong năm 1990. Trong tài liệu, nhóm Hoàng Xuân Nhuận và nhóm Haecon đều mô tả sự dịch chuyển luồng Định An là hoàn toàn giống nhau nhưng không chỉ ra nguyên nhân như bài báo trên của tôi.Nhóm Hoàng Xuân Nhuận đề xuất mô hình làm kè luồng.
 
 
Hình 2 : Sự dịch chuyển từ bắc xuống nam của luồng Định An vào mùa đông của nhóm anh Hoàng Xuân Nhuận nghiên cứu năm 1990 
 
Nguyên nhân cơ bản là do sự chênh lệch nhiệt giữa Cực trái đất và Xích đạo nên xuất hiện dòng ngầm từ Cực về Xích đạo.Vì trái đất quay từ tây sang đông nên dòng bắc nam không chỉ di chuyển theo hướng từ bắc xuống nam mà còn di chuyển theo hướng từ đông sang tây. Dòng bắc nam mạnh nhất khi bắt nguồn từ Cực bắc trái đất và chỉ xuất hiện rõ ràng ở vùng bờ biển có sự chênh lệch cao về nhiệt độ. Vì lý do này, đồi cát chỉ xuất hiện từ vĩ tuyến phía nam đảo Hải Nam có nghĩa là chỉ từ phía bắc tỉnh Quảng Bình trở về phía nam mà thôi. Do đó các vịnh ở biển đông Việt Nam chỉ sâu khi có cửa vịnh quay về hướng nam như vịnh Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Rô và không có sông lớn đổ vào vịnh.
Như giải thích trên bài báo Khoa học Phổ thông Tp. HCM số 782, dòng bắc nam cường nhất về mùa đông khi cộng hưởng với dòng tầng mặt do gió gây ra, khi đó là vào giữa tháng 9 dương lịch. Đúng thời gian trên là lũ chính vụ của ĐBSCL nên dòng bắc nam đã đẩy dòng Định An tịch tiến về phía nam về mùa đông. Như vậy sự di động của luồng Định An là mang tính chu kỳ và chỉ rơi vào mùa đông. Khi chúng ta thừa nhận lý thuyết này thì rõ ràng việc đầu tư vào Kênh Quan Chánh Bố là di chuyển hiện tượng luồng động từ của Định An sang cửa Kênh Quan Chánh Bố. Chính vì vậy việc đầu tư mở kênh Quan Chánh Bố là sự sa lầy tất yếu.
 
 
Hình 3: Kênh Quan Chánh Bố nằm phía bắc luồng Định An nên khi lượng nước ra cửa biển tăng thì sẽ gặp dòng bắc-nam và hiện tượng luồng động Định An sẽ xuất hiện tại cửa kênh Quan Chánh Bố 
 
Từ sự phân tích trên nên tôi đưa ra quan điểm đầu tư nạo vét nhỏ cửa Định An để bảo đảm an toàn cho các tàu nhỏ ra vào Cần Thơ đáp ứng hoạt động kinh doanh khi chưa có luồng mới và không nên mở kênh Quan Chánh Bố.
Một cách khách quan, trên thế giới chưa có lý thuyết “Đê biển bằng cát” nên nhiều Công ty tư vấn trong và ngoài nước đến ĐBSCL đã không thể giải thích nguyên nhân động của luồng Định An nên giải pháp họ đưa ra bị sa lầy! Lý thuyết “Đê biển bằng cát ” đã được tác giả trình bày tại Festival Biển Việt Nam 6/2012 ở Vũng Tàu. 
Vậy cách nào để ĐBSCL có cảng lớn ? 
Chúng ta phải dựa vào tự nhiên để xây dựng cảng. Với nguyên tắc này , ta nên sử dụng quy luật hình thành “Đê biển bằng cát ở Việt Nam” như đê cát tạo nên vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong. 
Chúng ta mô phỏng theo luồng tàu biển gần ĐBSCL nhưng đã ổn định hơn 100 năm đó là luồng tàu biển qua vịnh Gành Ráy để vào cảng Sài Gòn. Luồng tàu biển ở vịnh Gành Ráy có bán đảo Vũng tàu che chắn phía bắc, phía nam không cần có đê, cảng nước sâu là Bến Đình Sao Mai.
Ứng dụng mô hình cảng Vân Phong, Cam Ranh và luồng qua vịnh Gành Ráy chúng ta sẽ có một hệ thống cảng tuyệt vời tại cửa Trần Đề cho ĐBSCL!
Để xây dựng cảng Trần Đề, phải thực hiện việc lấn biển, trồng rừng bảo vệ vùng nước của cảng nên thêm rừng ngập mặn, không mất đất của dân, không gây nhiểm mặn…Đó là một giải pháp tối ưu cho xã hội và môi trường. 
Chúng ta khởi động cảng Trần Đề bằng nguồn vốn nào ?
Khi nhân dân và các nhà đầu tư hiểu được lợi ích, chắc chắn dự án Trần Đề không khó khăn để tổ chức thực hiện theo mô hình Công ty Cổ phần đa quốc gia. 
Công ty Tư vấn và Đầu tư Vận tải Biển Việt Nam ( mail@ vantaibien.com) là đơn vị tiên phong nghiên cứu luồng và cảng Trần Đề, mong muốn được hợp tác với mọi tố chức và cá nhân để biến ý tưởng trên thành hiện thực.
KS Doãn Mạnh Dũng