Vịnh Vân Phong – hành trang thiết yếu của dân tộc . PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận
Công cuộc đổi mới đất nước, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, đã tạo ra những tiền đề hiện thực để đánh thức những tiềm năng vốn bị lãng quên đó.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử của một quốc gia đang trong quá trình thoát khỏi tình trạng kinh tế hướng nội với 73% dân cư là nông dân, tập trung chủ yếu tại miền châu thổ, nên hàng năm khoảng 1.020 km2 đất nông nghiệp quý báu [1] đang bị chuyển đổi thành đất xây dựng hoặc đất chuyên dụng nhằm đáp ứng nhu cầu cơi nới và phát triển đô thị tại chỗ, trong khi đó những địa bàn trọng yếu để phát triển đô thị duyên hải hãy còn hoang sơ hoặc chỉ bắt đầu được khai khẩn manh mún và phiến diện. Như vậy, cả hai miền châu thổ và duyên hải đều chưa được sử dung căn cơ và có thể bị thương tổn nặng nề chỉ trong vòng 20 năm tới.
Đối mặt với nguy cơ vừa nêu, ta nhận thấy việc khai thác bền vững lãnh thổ cần được tiếp cận đồng bộ tại cả hai miền châu thổ và duyên hải theo hướng phát huy tối ưu những lợi thế so sánh của chúng. Trong số những phương hướng đang được nghiên cứu thì tái cơ cấu dân cư nhằm bảo tồn quỹ đất cho phát triển nông nghiệp hàng hoá tại miền châu thổ và bổ sung nguồn nhân lực cần thiết để phát triển đô thị tại miền duyên hải, được xem là phù hợp quy luật phát triển của thế giới đương đại và bắt đầu mang tính khả thi tại Việt Nam. Đây cũng là phương hướng tiếp cận cho phép nhìn nhận miền duyên hải của đất nước nói chung và vùng vịnh Vân Phong nói riêng đúng với giá trị đích thực của nó.
Mời các bạn đọc tòan văn bài của PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận : Download