Bãi biển Cần Giờ sẽ hấp dẩn với du lịch tắm biển

Bãi biển Cần Giờ sẽ hấp dẩn với du lịch tắm biển

Bãi Cần Giờ nằm phía bắc vịnh Gành Rái. Phía đông bãi có cửa sông Lòng Tàu, phía tây bãi có cửa sông Soài Rạp.Dòng hải lưu bắc nam đầy các chất thải từ cửa sông Lòng Tàu về phía nam nên khu vực bãi Cần Thạnh chịu dựng nặng nề nhất, càng về phía xã Đông Hòa nước càng đở dơ hơn. Để biến bãi biển Cần Giờ thành nơi tắm biển là ước mơ của người dân lao động Tp Hồ Chí Minh vì từ trung tâm Tp Hồ Chí Minh ra Cần Giờ chỉ có 55 Km, bằng một phần hai quảng đường từ Tp Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu.Vì vậy từ Tp Hồ Chí Minh đi Cần Giờ tốn ít tiền và ít thời gian hơn là đi

 

Vũng Tàu

 

 Để biến bãi biển Cần Giờ thành bãi tắm ta nêcải tạo như sau : Từ bờ hiện có ta xây đê bao lại như hình kèm theo. Đê chạy song song với bờ khoãng 1 Km với cao độ đê +4 m so với số 0 hải đồ nhằm chống lại nước triều khi lên cao tràn vào bãi tắm. Việc xây đê nhằm cách ly tầng nước mặt giữa khu nước bãi tắm và khu ngòai đê.Nước bên ngoài đê và trong đê thông nhau bằng sự thẩm thấu qua tầng cát.Phía trong bãi cát chúng ta nạo vét hạ độ sâu để khi triều xuống thấp nhất vùng nước trong bãi tắm vẩn có độ sâu ít nhất từ -1,5 đến -2,0m.Bãi Cần Giờ có hai nhánh kênh nhỏ chảy ra vịnh Gành Ráy.Để chống dòng chảy của hai kênh trên đổ vào bãi tắm nên cần tạo luồng cho dòng chảy từ kênh ra vịnh Gành Ráy mà không vào khu bãi tắm. Dự kiến mổi cửa kênh đổ ra vịnh Gành Ráy rộng từ 500 m đến 1000 m. Như vậy bãi tắm Cần Giờ thành 3 khu cách ly nhau, có cửa cho hai nhánh kênh đổ ra vịnh Gành Ráy.Trong bãi tắm cần tiến hành sàng lọc lại cát hoặc thay cát mới. Với mô hình trên chúng ta có trên 10 km bãi biển phục vụ cho việc tắm biển cho nhân dân Tp Hồ Chí Minh. Việc xây dựng đê bao có thể áp dụng mô hình loại đê bằng ống vải nhựa kỹ thuật được bơm cát vào bên trong. Loại đê trên thích hợp cho vùng nước nông, đất yếu không yêu cầu chịu lực lớn.Thi công nhanh,dùng ngay nguyên liệu cát sẳn có trên bãi tắm.Vì vậy chi phí làm bãi biển nhân tạo Cần Giờ là có thể chấp nhận được. Mô hình bãi tắm trên có các ích lợi như sau : nước tắm không dơ vì nước được thẩm thấu qua cát, đồng thời an tòan hơn Vũng Tàu vì không có dòng hải lưu tạo thành các hố sâu hay xóay bất ngờ gây nguy hiểm cho người tắm biển. Với diện tích bãi tắm nhân tạo lớn, độ mặn tự nhiên qua thẩm thấu gần nên không có sự chênh lệch đáng kể độ muối giữa trong và ngòai bãi tắm.Vì vậy không cần thiết phải sử lý nước bãi tắm.Việc cải tạo bãi tắm chỉ có hiệu quả khi cải tạo một đọan dài bờ biển. Vì độ dài bãi lớn, nên khi hạ độ sâu trong bãi tắm, người tắm biển không có cảm giác tắm ở bãi nhân tạo. Nếu bãi biển Cần Giờ được cải tạo như mô hình trên và cầu Bình Khánh được xây dựng sớm thì chắc chắn bãi biển Cần Giờ là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân Cần Giờ đang còn gặp rất nhiều khó khăn. KS Doãn Mạnh Dũng