Nền tảng tư tưởng phát triển Cần Giờ Tp HCM

Nền tảng tư tưởng phát triển Cần Giờ Tp HCM

Nhận được ủy thác, KS Doãn Mạnh Dũng đã gửi đến Ban tổ chức Hội thảo thư của Chuẩn đô đốc- NGND Lê Kế Lâm – nguyên là Chủ tịch Hội Biển Tp HCM và tài liệu phản biện và chính biện của Ks Doãn Mạnh Dũng về phát triển Cần Giờ. Các tài liệu trên đã được Hội Biển Tp HCM nhiều năm nghiên cứu , khảo sát và đối thoại trong hoạt động của Hội vì vậy đó là tinh hoa của giới trí thức Tp HCM.

Trong cuộc họp ngày 27/1/2021, tại Hội thảo, KS Doãn Mạnh Dũng đã giới thiệu ngắn gọn nền tảng tư tưởng khi nghiên cứu phát triển Cần Giờ, Tp HCM. Vì thời gian quá ít nên tại Hội thảo KS Doãn Mạnh Dũng chỉ nói ngắn gọn vì vậy nay nói rõ hơn để mọi người cùng tham khảo.

Những quy luật tự nhiên cần tôn trọng.

Trước hết cần giữ nguyên tắc : “Xây dựng theo tự nhiên”. Bờ biển Đông Việt Nam nằm ở bờ Tây của đại dương. Còn bờ biển châu Âu nằm ở bờ Đông của đại dương. Trái đất quay từ Tây sang Đông nên bờ biển Việt Nam chịu các áp lực nặng nề do quán tính quay của trái đất. Bờ biển Việt Nam ở vĩ tuyến gần Xích đạo nên dòng hải lưu chịu tác động mạnh khi có sự biến thiên tăng bán kính của trái đất. Bờ biển Singapore nằm gọn trong vùng Xích đạo , nơi không có sự khác biệt nhiệt giữa các vùng nước , nên sự di chuyển dòng hải lưu tại vùng Xích đạo rất khác biệt với bờ biển Việt Nam. Vì vậy sử dụng kinh nghiệm của châu Âu, Nhật, Singapore để áp dụng vào bờ biển Việt Nam là không đúng theo quy luật của tự nhiên. Bờ biển Việt Nam chịu tác động rất lới bởi dòng hải lưu Bắc-Nam. Đó là dòng hải lưu tầng đáy Bắc-Nam hình thành 365 ngày/năm do chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực và do trái đất quay từ Tây sang Đông và dòng hải lưu tầng mặt Bắc -Nam hình thành 9 tháng/năm do gió mùa Đông Bắc. Hai dòng hải lưu trên cộng hưởng tạo ra diện mạo bờ biển Đông Việt Nam đoạn từ Hòn La- Quảng Bình đến mũi Cà Mau. Khi trái đất ấm lên, tốc độ dòng Bắc -Nam tăng và góc khoét vào bờ biển Đông mở rộng hơn nên có xu hướng phá hũy bờ biển Đông Việt Nam để tạo ra sự cân bằng mới về thủy lực. Đây là lý do do cơ bản giải thích mọi sự xói lỡ bờ biển Đông Việt Nam trong thời gian qua. Vì vậy để “Xây dựng theo tự nhiên”, bờ biển Đông Việt Nam cần tránh hệ thống bê tông đối diện với bờ biển Đông và nên chọn giải pháp tự nhiên như rừng nước mặn. Khi cần giải pháp nhân tạo thì cần ưu tiên giải pháp đê mềm bằng cao su hay vãi địa kỹ thuật.

Thế giới đã chọn Cần Giờ làm khu dự trữ sinh quyễn. Điều đó không chỉ có ích cho nhân loại mà có ích cho nhân dân Tp HCM. Nếu đưa ra dự án Đô thị tại khu dự trữ sinh quyễn là hướng đi ngược lại những chủ trương của thế giới và Chính phủ Việt Nam. Vì quy luật phát triển của đô thị luôn luôn có xu hướng ngày càng mở rộng do dân số, do nhu cầu tiện ích của con người. Loài người hiểu rằng , để một xã hội tồn tại, con người cần lao động cơ bắp, cần tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên trí tuệ. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào để đạt tối ưu lợi ích cho con người là bài toán thường khó khăn với một nước nghèo và tài nguyên trí tuệ chưa phát triển. Vì vậy để chọn giải pháp tối ưu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên cần có sự đối thoại công khai và minh bạch trong xã hội để có một giải pháp không hối tiếc.

Những quy luật xã hội cần tôn trọng.

Xã hội Việt Nam có được như hôm nay là một quá trình lao động và hy sinh của nhiều thế hệ. Vì vậy mọi dự án không chỉ thỏa mãn nhu cầu bảo tồn vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư mà cần đáp ứng lợi ích của người dân địa phương, người dân Tp HCM và nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho Nhà nước trung ương và địa phương. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt và đưa đến những nguy cơ bất ổn mà điển hình là các vụ án liên quan đến đất đai ở Hải Phòng, Tây Nguyên và Hà Nội.

Với nhận thức về quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, Hội Biển Tp HCM đã đưa ra mô hình Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ. Mô hình hoàn toàn tránh các kết cấu bê tông hướng về phía Đông, đối diện với dòng hải lưu Bắc-Nam. Với mô hình đề xuất này, chủ đầu tư có 492 ha đất để xây dựng khách sạn, trung tâm hội nghị, khu vui chơi, 4,5 km bãi tắm biển nhân tạo, 5,5 km tuyến cầu tàu cho các loại tàu thuyền du lịch, 250 ha đất cho sân bay trực thăng, 300 ha cho thủy phi cơ. Vị trí làm cầu tàu cho tàu thuyền du lịch với độ dài 5,5 km là vị trí an toàn tốt nhất tại cửa Soài Rạp. Còn người dân Cần Giờ và chính quuyền địa phương có 10 km bãi tắm biển nhân tạo. Với mô hình trên, chủ đầu tư phải làm 11, 2 km đê bao bằng vãi địa kỹ thuật để tạo ra bãi tắm nhân tạo dài 14,5 km và vùng mặt nước của bãi tắm là 2003 ha như hình vẽ.

Mô hình trên tạo ra khách du lịch mà không hình thành đô thị tại Cần Giờ nên ảnh hưởng rất ít đến vùng dự trữ sinh quyễn. Tạo điều kiện mọi người dân Cần Giờ có việc làm và họ là chủ của những bãi tắm mà hiện họ đang có quyền sử dụng. Quá trình khai thác, người dân có nghĩa vụ đóng thuế. Với 492 ha đất khu vực bờ sông Soài Rạp là vùng đất hấp dẩn đón nhà đầu tư. Mô hình trên đáp ứng nhu cầu tắm biển của nhân dân Tp HCM. Nhiều dịch vụ trong Khu du lịch rừng ngập mặn và tắm biển sẽ hình thành và là nguồn đóng góp thuế cho Trung ương và địa phương.

Ban tổ chức Hội thảo cho biết mọi việc đang tham vấn nhiều ý kiến khác nhau. Mong đây là ý kiến hữu ích cho chủ đầu tư và chính quyền Tp HCM.

 

KS Doãn Mạnh Dũng