Giải thích hiện tượng xoáy ngầm ở vùng biển giữa nam đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa

Trong 12 tháng, có 9 tháng bao gồm tháng 1,2,3,4,8,9,10,11,12 có dòng chảy tầng mặt hình thành do gió Đông Bắc ở bờ biển miền Trung Việt Nam.
Tích hợp hai hiện tượng trên, ta có thể giải thích quy luật sâu và nông của các vịnh ven biển miền Trung; sự hình thành những dãy đê biển bằng cát ở miền Trung và Nam Bộ; nguyên nhân động của luồng Định An; hiệu quả của kênh Quan Chánh Bố; đưa ra giải pháp xây dựng cảng cửa ngõ Trần Đề cho Đồng Bằng Sông Cửu Long và đồng thời sử dụng động năng của dòng hải lưu một chiều ở miền Trung Việt Nam để phát điện.
Giải pháp xây dựng cảng cửa ngõ Trần Đề đã báo cáo với Bộ Giao thông ngày 4/8/2015 do Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì hội nghị.
Giải pháp xây dựng hệ thống máy phát điện bằng dòng hải lưu một chiều ở miền Trung đã báo cáo với Tổng Cục Năng lượng thuộc Bộ Công Thương ngày 7/8/2015 và Bộ Công Thương đã có văn bản ủng hộ.
Hy vọng cả hai báo cáo trên sẽ sớm được đưa vào hiện thực để phát triển kinh tế đất nước.
Với lý thuyết và thực tiển để đưa ra hai ý tưởng trên, ta hiểu dòng xóay ở khu vực biển giữa nam đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa là có thật và có chiều quay theo chiều ngược kim đồng hồ.
Nguyên nhân hình thành dòng xóay ngầm trên từ ba yếu tố sau :
1-Sự chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực đã tạo ra dòng hòan lưu tầng đáy di chuyển từ Bắc cực về Xích đạo.
2- Trái đất quay từ Tây sang Đông
3- Do bờ biển Nhật, Trung Quốc khi đi về hướng Nam thì lệnh dần về hướng Tây
Vì chênh lệch nhịêt giữa Xích đạo và Bắc cực nên xuất hiện dòng hòan lưu tầng đáy di chuyển từ Bắc cực về Xích đạo.
Do trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hòan lưu di chuyển từ Đông sang Tây.
Vì bờ biển Nhật và Trung Quốc khi đi về hướng Nam lệch về hướng Tây nên giúp dòng hòan lưu tích lủy năng lượng ngày càng lớn vừa di chuyển từ Bắc xuống Nam vừa di chuyển từ Đông sang Tây. Khi dòng hòan lưu đến nam đảo Hải Nam thì tích lủy rất nhiều năng lượng và di chuyển mạnh về hướng Tây và tạo nên xóay ngầm ở vùng nước giữa nam đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa theo chiều ngược kim đồng hồ. Việc xác định tốc độ dòng xóay cần có sự đo đạt.
Nếu bạn là người Hà Tỉnh hay Quảng Bình thì bạn sẽ thấy tại Hà Tình ở bờ biển không có cồn cát. Nhưng ở bờ biển Quảng Bình từ khu vực bắc sông Gianh trở vào nam thì xuất hiện nhiều cồn cát rất cao đến 18m. Nguyên nhân vì bờ biển Quảng Bình ở phía nam đảo Hải Nam và đón nhận các phù sa từ đáy biển do dòng tầng đáy mang đến. Hiện tượng các tàu thuyền bị đắm sát bờ biển miền Trung Việt Nam được giải thích từ sự di chuyển của dòng hải lưu tầng đáy và tầng mặt như trên.
Tôi đã sử dụng nguyên lý này để giải thích hiện tượng xóay bí ẩn ở vùng biển tam giác quỹ Béc-mu-đa ở miền Đông nước Mỹ.
KS Doãn Mạnh Dũng