Hướng dòng sông chảy ra biển và đê biển bằng cát là hai lý thuyết mới !

Hướng dòng sông chảy ra biển và đê biển bằng cát là hai lý thuyết mới  !
Lý thuyết “Hướng dòng sông chảy ra biển” đã trã lời rằng : 
 
Chuyển lũ ra vị trí Rạch Giá là tối ưu.
 
Khi chuyển lũ về bờ biển phía tây không gây ra nguy cơ thay đổi hướng chính dòng sông Hậu và sông Tiền đang chảy về bờ biển phía đông.
 
Trên cơ sở lý thuyết “Hướng dòng sông chảy ra biển ” tác giả đưa ra mô hình chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL từ tháng 7/1996. 
Tháng 10/2011, Bangkok bị lũ. Lý thuyết “Hướng dòng sông chảy ra biển ” chỉ ra một cách nhanh chóng phương pháp thoát lũ tốt nhất cho Bankok là về hướng tây của Bangkok. Lời giải này ngược với ý kiến ban đầu của Chính phủ Thai Lan là dự định phá 5-6 đường cao tốc phía đông Bangkok để thoát lũ.
Ngày 12/8/1999 Thời báo Kinh tế Sài Gòn đăng bài của Giáo sư Trần Kim Thạch từ Pháp về đưa ra mô hình xây dựng “Phức hệ cảng Kỳ Hà- Chu Lai- Núi Thành”.
 
 
Mô hình ” Phức hợp cảng Kỳ Hà- Chu Lai- Núi Thành ” năm 1999
 
Mô hình trên là bịt dòng sông Trường Giang và các nhánh sông nhỏ khác chảy vào Kỳ Hà, biến Kỳ Hà thành một siêu cảng. Bằng lý thuyết “Hướng dòng sông chảy ra biển” đã chứng minh việc xây đập khóa sông Trường Giang , mở cửa sông ở phía bắc Kỳ Hà là đi ngược với thiên nhiên chi phí tốn kém do phải gia cố đập. Chính sự ngộ nhận về khả năng cải tạo cảng Kỳ Hà là nguyên nhân đưa đến thất bại của chương trình “Khu kinh tế mở Chu Lai”.
Lý thuyết “Hướng dòng sông chảy ra biển” giải thích :
-Sự hình thành hai cửa Tư Hiền và Thuận An, hiện tượng sông Ô Lâu và sông Bồ đổi hướng khi từ dảy Trường Sơn xuống đồng bằng ven biển.
– Kết hợp với lý thuyết “Đê biển bằng cát ” giải thích sự phá bể eo Hòa Duân theo chu kỳ.
– Trên những quy luật trên hiểu được vì sau thành phố Huế bị ngập sâu và cách giảm ngập lâu tại Huế.
– Trên những hiện tượng trên hiểu được vì sao vùng Huế lại nghèo : nguyên nhân do nồng độ PH trong vùng nước phá Tam Giang không ổn định nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng hệ thực vật và thủy sản.
– Phát hiện được vùng bờ biển tại Huế , khu vực nam Hòa Duân mang đặc điểm thủy triều rất đặc biệt duy nhất tại Việt Nam và hiếm trên thế giới : có biên độ thủy triều tiệm cận đến 0 m. Vậy tại sao Huế không nghiên cứu tổ chức hình thức du lịch thăm vùng ” thủy triều đặc biệt của thế giới” tại Việt Nam ? 
Lý thuyết “Hướng dòng sông chảy ra biển” chỉ rõ dòng sông Hồng có xu hướng dịch chuyển về phía Quảng Ninh. Khi mùa lũ gió nam đưa sa bồi từ cửa sông Hồng về phía bắc . Với hai yếu tố trên ,Việt Nam nên bảo vệ vịnh Hạ Long như thế nào ?
Lý thuyết “Đê biển bằng cát” cũng là một lý thuyết mới trên thế giới. Lý thuyết này giúp chúng ta giải thích :
 
Tại sao vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong sâu ?
 
Tại sao từ Quãng Bình trở vào nam ,mới bắt đầu có các cồn cát cao ?
 
Tại sao vịnh Dung Quất hay Chân Mây không sâu và dể bị bồi lấp ?
 
Tại sao vịnh Sơn Dương , phía nam Vũng Áng lại có giá trị lớn hơn Vũng Áng ?
 
Tại sao luồng tại cửa Định An bị di động về mùa đông ? Số phận Kênh Quang Chánh Bố sau khi hoàn thành ? 
 
Ứng dụng quy luật Lý thuyết “Đê biển bằng cát” để tìm cảng biển cho ĐBSCL như thế nào ? 
 
Lý thuyết “Đê biển bằng cát” là hiện tượng hiếm trên thế giới , nó chỉ xuất hiện ở bờ biển có các điều kiện như sau :
 
-Ở bắc bán cầu, nó xuất hiện ở bờ tây của đại dương.
 
-Vùng phía bắc bờ biển trên có vùng nước liên thông đến bắc cực.
 
-Vùng xuất hiện đê biển bằng cát có vĩ độ đặc biệt là gần xích đạo nhưng là nơi có nhiệt độ chênh lệch lớn với vùng biển phía bắc của nó.
 
Vì các yếu tố trên nên việc ứng dụng kinh nghiệm của Châu Âu, Nhật, Singapore vào Việt Nam để xây dựng đê biển như tại vịnh Dung Quất là chắc chắn phải đón nhận sự thất bại và chịu tác dụng ngược.
Hai lý thuyết “Hướng dòng sông chảy ra biển “ và “Đê biển bằng cát” đã chuyển ngữ sang tiếng Anh và đã gửi đến các chuyên gia Hà Lan thẩm định. Các bản tiếng Việt và tiếng Anh sẽ được cập nhật trên trang www.kinhtebien.vn .
Tác giả có hỏi chuyên gia người Hà Lan trong “Water Club”, được biết trong giáo trình của Hà Lan về lỉnh vực nước chưa thấy hai lý thuyết trên. Tác giả hy vọng nhận được sự phản biện của bất cứ ai quan tâm và mong rằng ai sử dụng tài liệu này xin đề nghị rõ nguồn.
Ks Doãn Mạnh Dũng