Người lo thực phẩm, xăng dầu cho Khu IV trong chiến tranh đã ra đi

Tại cảng Bến Thủy, đội bốc dỡ là nữ thanh niên xung phong tuổi còn quá trẻ và người nhỏ bé. Bao bột mì nặng đến 80 kg nên mổi bao phải 2 chị cùng khiêng.Ngoài đội xà lan 800 tấn còn có các tàu “20 tháng 7”, Bến thủy, Cửu Long chở xăng dầu, đội tàu Giải phóng với tốc độ nhanh, mổi tàu chở 50 tấn, đội tàu Tự lực mổi tàu chở 20 tấn hàng khô hay dầu…Biển càng động, chạy tàu càng an toàn vì tránh biệt kích. Cả ngành hàng hải- con người cùng con tàu đã chạy đua với thời gian để cung cấp thực phẩm, xăng dầu và vũ khí cho khu IV. Từ tháng 8 /1971 tôi làm việc trên tàu Cửu Long. Đó là con tàu do Liên Xô đóng mới,mổi chuyến chở 1.500 tấn xăng dầu từ Bạch Đằng đến Hòn Ngư ( Vinh) sau đó các tàu Tự lực ra chuyển tải vào trạm bơm và được bơm vào Trường Sơn cung cấp cho xe tăng. Là thủy thủ trên tàu, tôi hiểu sự khai thác con tàu đến mức hợp lý tối đa, không có thời gian lãng phí với con tàu. Thậm chỉ để tránh con tàu phải nằm bảo dưởng, tàu đang chạy trên biển dù sóng gió vẩn được sơn dặm chống rỉ. 
Con đường biển âm thầm trên đã nuôi sống được cả khu IV và cung cấp xăng dầu cho chiến trường. Chắc chắn nhiều cán bộ lảnh đạo Nhà nước hiện nay quê ở khu IV đã sống sót qua chiến tranh nhờ những chuyến hàng trên.
Để vận hành bộ máy trên, cán bộ lảnh đạo của ngành phải đủ tài để hoạch định kế hoạch cho các đội tàu nhằm hoàn thành nhiệm vụ và quan trọng hơn phải đủ đức để thu phục được niềm tin của thuyền viên và anh em thuyền viên luôn sẳn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. 
Khi đất nước gặp khó khăn, sống chết giữa bom đạn từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến khu IV, ông Lê Văn Kỳ đã là người chỉ huy xuất sắc. Dưới sự chỉ huy của ông, tất cả cán bộ và thuyền trưởng cũng như thuyền viên đều sẵn sàng xuống tàu hoàn thành nhiệm vụ dù phải hy sinh: như vào tuyến lữa, như đi phá lôi.. Cái hay về sự chỉ đạo của lảnh đạo ngành là hoàn thành nhiệm vụ nhưng hy sinh ít nhất tàu thuyền và con người.
Sau hòa bình, để hiểu đó là người cách mạng hay không, với tôi có một giải pháp rất đơn giản. Quan sát “người cách mạng và gia đình họ ” sau hòa bình. Họ và gia đình có sống bằng lao động chân chính không hay bằng bán “chữ ký” ?
Ông Lê Văn Kỳ đã sống thanh đạm của một con người yêu nước chân chính. Với cá tính mạnh mẽ và bộc trực, ông Lê Văn Kỳ không biết thỏa hiệp với bất cứ ý kiến nào, nếu ý kiến đó đặt lợi ích nhóm trên lợi ích quốc gia. Chính vì vậy ông luôn bị kỳ thị và thậm chí bị xa lánh và cô lập. Nhiều ý kiến của ông đều bị thế hệ sau gạt bỏ. Đó là nguyên nhân hôm nay cả nước phải nhận hậu quả của Vinashins và Vinalines. Những năm đầu thập kỷ 1990,khi các quan chức trong ngành giàu có, thì gia đình ông phải sống trong chật vật. Nhờ đất nước mở cửa, con trai ông bươn chải và chút ít thành công nên góp phần hổ trợ cha trong gian khó. 
Với sự biết ơn những người thực sự đã cống hiến cả đời mình cho đất nước, tôi viết những dòng này trước hết kính mong hương hồn ông thanh thản, ông là tấm gương với tôi về trách nhiệm với đất nước.
Ngày ra đi của ông 13/3/2013 là ngày buồn của những người hiểu ông và trân trọng ông.
Và người viết những dòng này, kính mong Nhà nước nên truy tặng ông Lê Văn Kỳ danh hiệu Anh hùng lao động.
 
Ks Doãn Mạnh Dũng