Dành cho kiều bào ghế đại biểu trong Quốc hội.- Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Ân Niên

Để làm tốt một nửa phần chưa làm được còn lại, theo ông, điều cần “thoát ra” nhiều hơn nữa chính là tinh thần hòa giải dân tộc, đặc biệt với sự chủ động của những người ở trong nước, đẩy mạnh hòa giải dân tộc như một bước đổi mới tư duy trong hiện thực hóa Nghị quyết 36 về công tác kiều bào.

“Phải nói chúng ta đã hòa giải. 35 năm qua, chúng ta đã có nhiều giải tỏa nhưng chưa hết hẳn trong tâm lý con người, kể cả hai phía, chúng ta và những người ở nước ngoài bỏ chạy mang hận thù… Đến lúc này chúng ta phải đề cao truyền thống vị tha, đẩy cái này lên. Đó sẽ là bài thuốc, vị thuốc làm cho những người ra đi quay về với đất nước”, ông Niên phát biểu.

Kinhtebien online : Quan điểm mới đột phá trong hòa giải dân tộc của ông Nguyễn Ân Niên  -Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Chúng ta mong đề xuất của ông Nguyễn Ân Niên sớm vào hiện thực.

Các chính sách cụ thể hóa Nghị quyết 36 như luật về quốc tịch, đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, pháp lệnh về ngoại hối, quy định về miễn thị thực nhập xuất cảnh cho NVNONN, về cư trú, hồi hương,… theo hướng ngày thuận lợi cho kiều bào đã được ban hành.

Tuy nhiên, theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, cơ chế thực hiện các chính sách trên trong cuộc sống vẫn còn chưa suôn sẻ, khi “chạm thực tế” là “vướng”.

Do đó, cần phải tháo gỡ vướng mắc để bà con kiều bào hướng về đất nước, thấy “đất nước này là của họ”. Không chỉ các quyền lợi về kinh tế, văn hóa, xã hội, theo ông nên hướng tới mở rộng quyền lợi về chính trị khi điều kiện thuận lợi như dành cho kiều bào ghế đại biểu trong Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Ngô Quang Xuân nhấn mạnh vai trò chủ chốt của các đại sứ, tức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài – nơi tiếp xúc trực tiếp và gần nhất với kiều bào.

 

 

Ví công tác kiều bào như “công tác dân vận đặc biệt”, Phó Chủ nhiệm UB Đối Ngoại QH cho rằng ngoài quy định, luật lệ, trong công tác đối với kiều bào, nếu không có tình cảm, không chân thành sẽ khó thuyết phục.

“Cần thực hiện luật cơ quan đại diện, làm thế nào nâng tầm cơ quan đại diện, nâng tầm đại sứ lên. Bà con bận lắm, không có thời gian đến với mình, phải làm tinh thần hết mình với bà con, vất vả, nếu không nói thật là khó lắm”, ông nói.

Trong khi đại sứ có vai trò “cốt lõi” trong việc xây dựng mạng lưới công tác cộng đồng ở nước sở tại thì một vấn đề không ổn như ông Xuân nêu ra hiện nay, đó là việc bàn giao giữa đại sứ nhiệm kỳ cũ và đại sứ nhiệm kỳ mới. Có trường hợp các đầu mối, cơ sở đã được thiết lập từ nhiệm kỳ cũ nhưng không bàn giao tốt, dẫn đến chuyện người sang công tác sau phải làm lại.

Về việc mở rộng quyền lợi chính trị như đảm bảo ghế đại biểu trong Quốc hội cho kiều bào như ông Niên nêu, ông Xuân đồng tình chủ trương này trong tương lai nhưng cho rằng để hiện thực hóa, sẽ phải tháo gỡ nhiều vấn đề.

 Theo : Vietnammet