Dòng chảy nào gây ra tai nạn đuối nước khi tắm biển ở bờ biển Đông

Mùa đông, gió đông bắc tạo nên dòng hai lưu tầng mặt có xu hướng kéo tất cả vật gần mép nước đẩy về hướng nam theo dạng xoáy ngược kim đồng hồ. Mùa hè, do chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực nên xuất hiện hải lưu tầng đáy chảy từ Bắc cực về Xích đạo. Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hải lưu này vừa đi chuyển theo hướng từ Bắc xuống Nam vừa di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây. Tổng hợp hai chuyển động trên dòng hải lưu có xu hướng kéo vật sát bờ di chuyển về phía Nam. Nếu bãi tắm có bờ theo hướng Tây bắc – Đông nam thì dòng hải lưu có xu hướng kéo vật sát bờ ra xa gây đuối nước. Dòng này tồn tại 365 ngày/năm. Trong vật lý, người ta gọi đó là hiện tượng Coriolic: sự di chuyển của một vật trong một trường di động khác.
Hiện tượng gây đuối nước khá phổ biến trên thế giới gây ra bởi dòng gió địa phương, được gọi là dòng “rip”. Dòng “rip” là dòng chảy tầng mặt gây ra do gió. Sự hình thành gió có thể có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến là mùa hè, khu vực đất liền ít cây cỏ bị nung nóng và gió nóng bốc lên cao. Nếu khu vực đó gần biển thì có gió lạnh tầng đáy di chuyển vào đất liền. Khi bờ biển vuông góc với sự di chuyển của dòng lạnh thì xuất hiện dòng “rip”. Đó là dòng phản ngược lại từ bờ ra biển của hai dòng chảy tầng mặt cạnh nhau đang di chuyển từ biển vào bờ. Với dòng “rip”, con người có thể nhận thấy dể dàng bằng mắt thường và có thể cùng lúc xuất hiện nhiều dòng “rip” . Với phân tích trên, dòng “rip” xuất hiện chủ yếu vào mùa hè và vào thời gian đất liền bị nung nóng gay gắt nhất từ trưa đến đầu giờ chiều. Ở miền Trung Việt Nam, vùng bờ biển có nhiều khả năng hình thành dòng “rip” là bờ biển Ninh Thuận, Bình Thuận, nơi đây ít cây, nhiều cát nên tiếp nhận nhiều nhiệt. Nhưng ở những vùng này, dòng hải lưu tầng đáy là động lực chính di chuyển dọc theo bờ biển theo hướng “Bắc -Nam”.
Với phân tích trên, bờ biển Đông Việt Nam, dòng hải lưu tầng đáy theo hướng Bắc-Nam hình thành do chênh lệch nhiệt giữa Cực và Xích đạo, dòng hải lưu tầng mặt hình thành do gió Đông Bắc là những yếu tố chính gây ra các tai nạn đuối nước cho con người khi tắm biển. Vì vậy bãi tắm được che chắn hướng Bắc và hướng Đông Bắc là những bãi tắm an toàn hơn ở Việt Nam. Các tàu thuyền khi tránh bão ở bờ biển Đông Việt Nam đều phải dựa vào nguyên tắc trên để tìm vị trí tối ưu cho chính mình. Với các vịnh biển ở bờ biển Đông, chỉ những vịnh kín hướng Bắc và Đông Bắc mới là vịnh an toàn cho tàu thuyền như vịnh Vân Phong , Cam Ranh. Bạn hảy đưa lý thuyết này vào để xem xét bãi biển mà bạn đang quan tâm.