Gây đuối nước ở ven biển miền Trung là do dòng hoàn lưu tầng đáy Bắc-Nam

Dòng chảy trên khi gặp bờ thì chia ra làm hai nhánh phải và trái và quay ngược ra biển. Quá trình quay ngược, dòng phải và trái đều kéo theo các vật trôi nổi đưa ra xa bờ. Bờ biển miền Trung Việt Nam có hướng Bắc- Nam. Nếu dòng RIP gây ra tai nạn đuối nước thì tử thi tìm được có thể ở phía Nam và cả phía Bắc nơi có tai nạn đuối nước. Thực tế các hiện tượng đuối nước ở bờ biển miền Trung đều tìm thấy tử thi người bị nạn ở phía Nam nơi có tai nạn đuối nước.
Có trường hợp , một người tắm biển ở phía Nam đảo Sơn Trà- Đà Nẵng vào mùa hè đã bị dòng ven tầng đáy kéo ra biển về phía Nam. Khi tử thi nổi lên thì gặp dòng tầng mặt Tây Nam ngoài khơi xa và đưa tử thì đến đảo Hải Nam. Vệt di chuyển của tử thi hoàn toàn khớp với vệt di chuyển trong bản đồ lưu trữ.
Hiện tượng kéo người tắm biển ra xa bờ ở miền Trung Việt Nam có thể giải thích một cách hợp lý là dòng hoàn lưu tầng đáy di chuyển từ Bắc cực về Xích đạo do chênh lệch nhiệt giữa Bắc cực và Xích đạo, dòng trên lại đồng thời di chuyển từ Đông sang Tây do trái đất quay từ Tây sang Đông. Tổng hợp cả hai chuyển động, dòng hoàn lưu tầng đáy di chuyển dọc bờ biển miền Trung Việt Nam và có xu hướng đưa mọi vật nổi lơ lững trong nước biển di chuyển về hướng Nam.
Khi trái đất ấm lên, có nghĩa là chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực tăng lên. Vì vậy, tốc độ dòng hoàn lưu tầng đáy tăng cao và rất nguy hiểm cho những người tắm biển kể cả những người bơi giỏi.
Ở Bắc bán cầu, dòng hoàn lưu tầng đáy Bắc – Nam chỉ xuất hiện ở bờ Tây của đại dương. Châu Âu nằm ở bờ Đông của đại dương nên ít người quan tâm đến đặc tính dòng hoàn lưu tầng đáy Bắc-Nam.
Ở Bắc Mỹ , bán đảo Florida đã chắn ngang dòng hoàn lưu tầng đáy Bắc –Nam nên cửa sông Missisibi êm ả như vịnh Hạ Long. Vì vậy người Mỹ cũng ít quan tâm đến dòng hoàn lưu tầng đáy Bắc-Nam.
Ngành giáo dục và ngành du lịch nên phổ biến kiến thức trên để tránh tai nạn và cũng sử dụng chúng để tìm tử thi sau khi có tai nạn.
KS Doãn Mạnh Dũng