Khuyến nghị của một người Mỹ về vấn đề Cải cách Giáo dục Bậc cao ở Việt Nam – Mr. Neal Koblitz – Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USA

Với tư duy trên chúng ta hảy cùng suy ngẩm ý kiến của một người Mỹ bàn về giáo dục Đại học tại Việt Nam .

Bắt đầu trích tòan văn lời khuyến nghị của tác giả :

“Nếu như  tôi được yêu cầu đóng góp một số lời khuyên cho chính phủ Việt Nam  để nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao, thì chúng sẽ khác hẳn những gì mà Viện Ash hay Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hoa Kỳ đã đưa ra. Những khuyến nghị của tôi là như sau:

  1. Tăng lương cho các giảng viên, giáo sư, và các nghiên cứu viên để có thể tiếp cận được với mức lương ở khu vực tư nhân.
  2. Cấp học bổng cho sinh viên ở bậc cao học (Master) trong các ngành toán hoc và khoa học.
  3. Cấp kinh phí cho các chương trình mùa hè dành cho các sinh viên tài năng (ví dụ như những sinh viên có kết quả tốt trong các kỳ thi Olimpic toán).
  4. Cấp kinh phí để xây dựng các chương trình đặc biệt dành cho nữ sinh, đặc biệt là tại các trường trung học và đại học, để khuyến khích nữ giới lựa chọn nghề nghiệp trong  lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. (Quỹ Kovalevskaia dành những phần thưởng cho các nhà khoa học nữ có trình độ cao, nhưng lại không có một chương trình tương tự như vậy dành cho nữ giới ở trình độ thấp hơn).
  5. Cấp kinh phí để xây dựng các chương trình đặc biệt dành cho các dân tộc thiểu số, để họ có thể tham gia trong  lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Cả học sinh nữ lẫn các học sinh người dân tộc thiểu số đều cần được khuyến khích tham gia và các hoạt động như các kỳ thi Olimpic toán. (Vào năm 2007, Quỹ Kovalevskaia đã cấp kinh phí cho một cậu bé người dân tộc miền núi thiểu số ở Peru tham gia vào cuộc thi IMO tại Hà Nội, và cậu đã dành được huy chương bạc.)
  6. Cố gắng vận động, gây ảnh hưởng đối với các công ty kỹ thuật cao đa quốc gia để xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển (không chỉ có các công việc kinh doanh, marketing, kiểm nghiệm và sản xuất) tại Việt Nam, để từ đó có thêm nhiều công việc  đòi hỏi trình độ cao trong các khu vực tư nhân, tạo thêm cơ hội cho sự sáng tạo của các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Hiện tại thì gần như tất cả các nghiên cứu khoa học đều chỉ do nhà nước hỗ trợ  chứ không có sự tham gia của khu vực tư nhân. Nếu như Intel có thể xây dựng các cơ sở R&D tại Malaysia và Phillippines thì tại sao nó không thể làm như vậy tại Việt Nam?
  7. Đưa ra một loại thuế mới đối với các công ty ở khu vực tư nhân – kể cả với các công ty đa quốc gia – để chỉ sử dụng vào các hoạt động của chính phủ nhằm hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học. 27
  8. Đừng phung phí tiền của chính phủ Việt Nam bằng cách chi trả cho các cái gọi là “chuyên gia” Hoa Kỳ, hay chi trả cho các trường đại học của Mỹ để họ dựng lên một đại học ở Việt Nam.

     Mục  đính của các khuyến nghị 7 và 8 là để cho chính phủ Việt Nam có thêm kinh phí từ  các khuyến nghị 1, 2, 3, 4, 5. Khác với bản báo cáo Vallely, cho rằng không cần thiết  phải  tăng thêm kinh phí tài trợ cho giáo dục bậc cao  ở Việt Nam, tôi cho rằng một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao chắc chắn PHẢI LÀ tài chính.

                                  koblitz@math.washington.edu

                                         Ngày 03 tháng 10 năm 2009 

 

Hết trích dẩn