Luận bàn về phương pháp VNEN

Luận bàn về phương pháp VNEN

Phương pháp học là chia từng nhóm nhỏ, các em tự học, giáo viên hướng dẩn.

Hình của một lớp học theo VNEN : Các em tự học từng nhóm, phụ huynh không thấy đâu nhưng là đối tượng của dự án, giáo viên đi hướng dẩn từng nhóm. Với cách học này các em không thể hiểu chính xác các tri thức từ cảm giác. Cái sai đầu tiên sẽ đem đến cái sai lớn sau này.

 

Để có thể luận bàn phương pháp VNEN, ta nên bắt đầu từ phương pháp tiếp thu tri thức của Kant- nhà triết học Đức ( 1724-1804)
Con người có năm giác quan: mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngữi, lưỡi để liếm biết ngọt, đắng, cay…, da sờ biết nóng lạnh. Hơn nữa cơ bắp cho biết trọng lượng khi nâng, đá, gánh, khiêng một vật. Rồi hơn nữa, điện sinh học cho biết sự linh cảm.
Cảm giác là một kích thích chưa được tổ chức và tạo ra ký ức.
Tri giác là cảm giác được tổ chức để hình thành quan niệm.
Tri thức là tri giác được tổ chức để hình thành tư tưởng.
Minh triết là những tư tưởng về quy luật tự nhiên và xã hội, tư tưởng nhận chân về sự tự do từng cá nhân gắn bó với sự tồn tại của cộng đồng, tư tưởng nhận thức về cái đẹp từ tâm hồn đến thể xác được tổ chức hợp lý.
Mổi cấp có một trình độ cao hơn về trật tự, liên tục và nhất tính.
Những con người nói, viết minh triết uyên thâm trong tư tưởng, tu thân, giản dị trong đời thường được gọi là trí thức hay gọi là hiền tài của đất nước. Đó chính là nguyên khí của quốc gia.
Để dể hiểu hơn, chúng ta cùng nghiên cứu các ví dụ sau :

Ví dụ cho trẻ em :
Một đứa trẻ thấy người bơi đứng dưới sông. Vì chưa trãi nghiệm, các em sẽ suy nghĩ rằng sông cạn chỉ đến cổ nên sông không nguy hiểm.
Các em chưa trãi nghiệm, nên chưa biết sông sâu. Vì vậy phải có giáo viên giải thích, hướng dẩn sự nguy hiểm khi chưa biết bơi .

Ví dụ cho người lớn :
Khi con người đang nghèo khổ, đói ăn, Một chàng trai 30 tuổi vội kết luận rằng kẻ giàu vì nhờ ăn cắp lao động của người nghèo theo công thức “Giá trị thặng dư” : V= c+v+m ;  trong đó V là giá trị hàng hóa, “c” là vật tư, máy móc có giá trị không biến,”v ” là tiền lương trả cho công nhân , “m” là thặng dư lao động của người công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Người nghèo tin vào công thức trên, kéo người giàu ra giết. Thực ra “c” bao hàm là lao động chân tay trong quá khứ, lao động trí óc trong quá khứ và tài nguyên thiên nhiên.Hai con người khác nhau thì lao động trí óc khác nhau có kết quả khác nhau, hai vị trí khác nhau trên trái đất thì có tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Nên “c” là biến. Như vậy kẻ giàu không hoàn toàn ăn cắp lao động từ người khác. Chính công thức này đã dạy con người đưa ra khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa , Hào đào tận gốc trốc tận rể ” ở vùng đất vốn hiếu học, có truyền thống yêu quý thầy cô giáo như ở Nghệ An- Hà Tỉnh. Phải chăng vì công thức trên, con người cảm thấy bế tắt trong giải pháp tìm cách làm giàu để lo cuộc sống thực cho chinh mình và người thân nên sa lầy vào con đường quan chức tham nhũng ?

Rất tiếc công thức trên vẩn được dạy trong các trường Đại học ở Việt Nam.

Với những người lớn, khi đọc một tài liệu, nhưng thiếu trãi nghiệm còn dể bị dẩn vào ma trận và gây tội ác. Huống chi với các em tiểu học thì làm sao có thể tự nhận thức rõ các quan niệm đúng hay sai để chọn con đường đúng cho cuộc đời đáng quý của chính mình.
Thức tiển , lao động trí tuệ mới là nguồn đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Chính đất Nghệ An- Hà Tỉnh đã có những nhóm thanh niên trẻ biết làm giàu bằng tin học. Trên thế giới có Bill Gates vẩn giữ vị trí giàu nhất thế giới với 90 tỷ đô la Mỹ năm 2016 bằng lao động trí tuệ..

Với phân tích trên, việc dạy học là trách nhiệm của các giáo viên, giúp các em hiểu được chính xác các cảm giác, các quan niệm… một cách trật tự, ngày càng cao hơn và nhất quán, từ đó hình thành tư tưởng các em sau này.
Có lẻ tác giả VNEN mong muốn sớm hình thành “một nền cộng hòa” cho các em, nên sớm đưa các em vào sự tổ chức của một nền cộng hòa, yêu sự bình đẵng, yêu tài năng cá nhân, hướng dẩn tập làm việc theo nhóm và phục vụ cộng đồng.
Nhưng những ý đồ trên nên đưa vào hoạt động ngoại khóa cho các em. Ví dụ hàng tuần sinh hoạt vui chơi, khuyến khích các em thi kể chuyện, tranh luận, vẽ, ca hát…
Để học thành công, phải từ sự tư duy cá nhân. Không có chuyện học chung tập thể, đó là thói quen của những kẻ lười suy nghĩ và muốn thành đạt bằng hành động để mọi người chú ý.
Nền kinh tế thị trường cần tài nguyên trí tuệ nhiều hơn cơ bắp. Kiểu giáo dục VNEN là chỉ đào tạo kẻ nói với nhiều cảm xúc, nhưng khó có sự minh triết. Với cách học VNEN các em thiếu sự hướng dẩn và thời gian để tiêu hóa sự hướng dẩn của giáo viên. Hay nói cách khác, học kiểu này chỉ làm con người hời hợt với mọi sự trên đời.Việc có nhóm từ “phụ huynh” trong giải pháp chẵng qua là muốn thêm lá phiếu đồng tình của phụ huynh. Cách làm như vậy là không xuất phát từ lợi ích của các em mà vì cần sự thành công của nhóm viết Dự án.
Việt nam nghèo và lạc hậu như hôm nay vì từng con người Việt Nam thiếu sự minh triết trong cải cách đất nước.

KS Doãn Mạnh Dũng