Phát triển dịch vụ “Du lịch khoa học” tại Việt Nam
Do điều kiện đặc biệt về địa lý, ở miền Trung Việt Nam có hai đê biển bằng cát. Đó là những con đê biển dài 17-18 km nối từ đất liền với hòn đảo ngoài biển tạo nên vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh. Cả hai con đê có cùng một góc khoãng 30 độ so với đường kinh tuyến. Sự hình thành con đê này là hiện tượng cực hiếm trên trái đất. Có ba nguyên nhân để tạo ra hai con đê biển:
– Sự chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc Cực
– Chiều quay của trái đất quay từ Tây sang Đông
– Địa hình đặc biệt từ bờ biển Nhật, Trung Quốc đến miền Trung Việt Nam
Hình : Đê biển bằng cát đã tạo nên vịnh Vân Phong -Ảnh tác giả chụp năm 1998
Sự đổi đổi hướng của dòng sông
Ở tỉnh Thừa Thiên -Huế có hai con sông Ô Lâu và Sông Bồ từ dảy Trường Sơn chảy xuống đồng bằng ven biển. Sông Ô Lâu khi xuống đồng bằng tại vĩ tuyến 10 độ 34 phút 5 Bắc thì quay ngược lên hướng Bắc. Còn sông Bồ khi xuống đồng bằng tại vĩ tuyến 16 độ 32 phút 7 Bắc thì quay về hướng Nam.
Nguyên nhân gì làm hai sông trên sắp gặp nhau lại đổi hướng ngược chiều với nhau ? Đây là một hiện tượng khoa học hiếm trên thế giới. Nguyên nhân tại điểm sắp gặp nhau thì bờ biển có hiện tường thủy triều đặc biệt. Nơi điểm gặp nhau có biên độ thủy triều gần như bằng “0” sau đó biên độ triều tăng dần về phía bắc và phía nam. Vì vậy cả hai con sông đều chọn nơi có biên độ thủy triều cao để ra biển vì đó là nơi thấp nhất của bờ biển. Chắc chắn các sinh viên các nước trên thế giới sẽ thú vị khi phát hiện được quy luật trên. Vậy tại sao không đưa hai vị trí đổi hướng trên của hai con sông Ô Lâu và sông Bồ vào danh mục du lịch khoa học.
Nơi có biên độ thủy triều gần bằng “0”
Phía Nam cửa Hòa Duân có một vị trí đặc biệt, nơi đó thủy triều gần như không lên và không xuống. Đây là nơi duy nhất có hiện tượng trên ở Việt Nam và nó cũng hiếm trên thế giới.Tại sao không xây dựng tại đó một mốc ghi nhận để giới thiệu với khách thập phương ?
Dòng sông quanh co không thể chảy ra biển
Tại Thăng Bình Quãng Nam có sông Trường Giang chạy men theo các bờ cát ven biển, nhưng không thể thoát ra biển mà phải chảy đến Kỳ Hà mới ra được biển.
Nguyên nhân biên độ thủy triều tại Kỳ Hà cao so với Thăng Bình nên dòng chảy buộc phải di chuyển về hướng nam sau đó mới ra biển. Nước chảy về chổ trũng, bờ biển Kỳ Hà thấp hơn bờ biển Thăng Bình.
Long Xuyên tại sao không phải là cửa ra biển Tây của dòng Mê Kông ?
Bạn thấy dòng Mê Kông khi đến Long Xuyên cách vịnh Thái Lan 60 km nhưng không ra vịnh Thái Lan mà lại chảy trên 100 km về hướng đông để ra biển Đông. Nguyên nhân biên độ thủy triều bờ biển Đông đạt 4,5m-5m trong khi bờ biển Tây chỉ trên 1m.
Hội Biển Tp HCM có thể giúp các bạn viết chi tiết nội dung giải thích cho khách tham quan trong và ngoài nước về những sản phẩm du lịch trên
Dịch vụ du lịch tại Phả Lại : Nguồn gốc sa bồi về cảng Hải Phòng
Vào mùa mưa tháng 6, 7, 8 ở Bắc bộ, từ Phả Lại, bạn theo thuyền xuôi dòng về phía hạ lưu khoãng 1-2 km, bạn sẽ thấy hai dòng nước đục và trong đang trộn lẩn nhau giữa dòng sông. Đó là phù sa từ sông Hồng qua sông Đuống đến Lục Đầu Giang gặp dòng nước trong của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Hai dòng nước trên sau khi hòa tan với nhau thì một phần thoát ra biển bằng cửa sông Thái Bình, phần còn lại về cảng Hải Phòng. Đó là nguồn gốc làm cạn cảng Hải Phòng- cửa ngõ giao thương của cả đồng bằng Bắc Bộ. Với học sinh và sinh viên Việt Nam, đây vẩn là một câu hỏi lớn cần thế hệ sau tiếp tục giải đáp cho bài toán môi trường. Vì vậy tổ chức dịch vụ du lịch này là một việc cần thiết và hữu ích.
Hình : Dòng nước trong và dòng nước đục đang trộn nhau tại lưu Lục Đầu Giang. Ảnh tác giả chụp năm 1996
Các bạn có thể liên lạc với Hội Biển Tp HCM theo địa chỉ emai: hoibienhcm@gmail.com
Chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe, an khang, thịnh vượng.
KS Doãn Mạnh Dũng