Trao đổi về dự án lấn biển Cần Giờ với phóng viên Quốc Ngọc báo Phụ nử Tp HCM

Trao đổi về dự án lấn biển Cần Giờ với phóng viên Quốc Ngọc báo Phụ nử Tp HCM

Cứ khoãng 2 năm cồn cát nhô lên trên mặt nước. Người dân ra cồn cát trên đắp đê nhỏ ven bờ phía Đông của cồn cát để lấn biển. Nếu để chậm 4 hay 5 năm thì cồn cát quá cao, sau này khó đưa nước ngọt ra để trồng trọt. Hiện nay do nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng nên hiện tượng trên dừng lại.
Ở Kiên Giang có biên độ thủy triều rất thấp và là nhật triều. Biên độ tại Rạch Giá thực tế khoãng 0.8 m . Vì vậy việc lấn biển tại Kiên Giang là thuận lợi. Vấn đề khó khăn là nền móng vùng lấn biển cần nhiều thời gian để ổn định.
Cần Giờ có 12 km bờ biển. Biên độ thủy triều cao và lại là bán nhật triều. Cao nhất đến 5 m và trung bình trên 3m. Dòng triều lên xuống kéo theo các chất lấn. Bờ biển Cần Giờ cũng chịu tác động của dòng hải lưu tầng đáy như Ninh Bình. Nhưng vùng này không có phù sa như bờ biển Ninh Bình mà là các chất dơ từ sông Lòng Tàu đưa về phía Nam. Do đó vấn đề cơ bản của Cần Giờ là không thiếu đất để xây dựng đô thị biển, vấn đề cơ bản là không có bãi tắm biển sạch.
2/ PV : Dự  án này sẽ có những tác động tiêu cực như thế nào?
– KS. DM Dũng :
Việc lấn biển tại Cần Giờ để xây đô thị biển là không đạt mục tiêu mà thị trường đang cần đó là bãi tắm. Việc lấn biển Cần Giờ là không khoa học và lãng phí về kinh tế. Hơn nữa việc sử dụng chức năng quy hoạch của nhà nước để chiếm hữu mặt tiền biển của dân là tạo ra mâu thuẩn không có hồi kết giữa các nhà đầu tư với dân.

3/ PV : Trước đây, dự án xây chung cư lấn sông Đồng Nai có tên gọi chính thức là “Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do Công ty Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư được sự phê duyệt của UBND tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên các hạng mục chủ yếu là xây dựng khu đô thị. Dự án thuộc địa bàn phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, kéo dài 1,3 km dọc sông Đồng Nai, tổng diện tích hơn 8,4 ha chủ yếu là lấp sông, đoạn lấn ra sông xa nhất là 100m, gần nhất là 30m. Dự án khởi công tháng 9-2014, sau 6 tháng thi công và đã lấp lấn ra sông gần như toàn bộ diện tích theo dự kiến thì phải dừng vì vấp phải phản ứng kịch liệt của dư luận. Tại cuộc họp báo cuối năm vừa qua, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai thông tin hiện vẫn phải chờ đợi, chưa có kết luận cuối cùng xử lý dự án như thế nào.
Vậy tại sao ở TP.HCM thì việc lấn biển vẫn xảy ra mà không có các nhà chuyên môn lên tiếng?
– KS. DM Dũng :
Con người ngày càng hiểu : Con người cần thiên nhiên, thiên nhiên không cần con người. Vì vậy các hành động của con người phải là những hành động không hối tiếc. Lưu lượng thoát nước của một dòng sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng về nguyên tắc lưu lượng tỹ lệ thuận với chiều rộng của dòng sông. Việc thu hẹp dòng sông tự nhiên là điều hết sức tránh của con người vì hậu quả sẽ khôn lường. Việc lảnh đạo tỉnh Đồng Nai chủ trương lấn dòng sông xây đô thị là những sai lầm lớn. Việc trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai bị bãi miễn là hậu quả sự đối kháng giữa lợi ích nhóm với cộng đồng. Chi phí đổ đá xuống sông là rất nhỏ so với chi phí đưa đá từ sông lên bờ. Vì vậy việc khôi phục nguyên trạng bờ sông Đồng Nai sẽ đẩy doanh nghiệp đến phá sản. Đó là hậu quả khôn lường của mô hình quản trị Nhà nước không theo pháp luật trong nhiều năm qua.
Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển Tp HCM đã từng đệ trình với Hội đồng khoa học cấp thành phố Hồ Chí Minh về Ý tưởng xây dựng bãi tắm biển nhân tạo tại Cần Giờ như sau :
Bãi tắm biển Cần Giờ có chiều dài 12 km, rộng 2 km, gồm 3 khu. Giữa các khu có mương thoát nước dơ ra biển. Xây dựng hệ thống đê bao bằng ống vãi địa kỹ thuật với cao độ 5,5m – trên mức thủy triều cao nhất. Bơm cát tại chổ đưa vào đê bao. Việc xây dựng đê bao có thể thực hiện bằng cơ giới nên giá thành rẽ. Tuổi thọ đê đạt 20-25 năm. Ý tưởng trên của KS Doãn Mạnh Dũng được Hội đồng khoa học cấp thành phố cho điểm 6,3 nên không được khai triển.
Với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, chúng tôi hy vọng được đối thoại với lảnh đạo Tp HCM về dự án xây dựng bãi tắm nhân tạo Cần Giờ.
Hình 1 : Sơ đồ ba khu bãi tắm Cần Giờ

Hình 2 : Mô hình đê bao sau khi bơm cát vào thân đê.

Hình 3 : Mô hình xếp các đê bao.