Giải pháp cải tạo bãi tắm đường Phạm Văn Đồng ở Nha Trang

Giải pháp cải tạo bãi tắm đường Phạm Văn Đồng ở Nha Trang

Nguyên nhân bờ biển miền Trung Việt Nam luôn luôn tồn tại dòng tầng đáy vừa di chuyển từ bắc xuống nam do chênh lệnh nhiệt nhiệt giữa Xích đại và Cực Bắc và vừa di chuyển từ đông sang tây do trái đất quay từ tây sang đông. Vì đặc điểm di chuyển nước tầng đáy như trên nên chúng có xu hướng cuốn các vật đang trôi nổi từ bờ ra biển và đưa về hướng nam.Đó là nguyên nhân chính của các tại nạn đuối nước tại bờ miền Trung Việt Nam.
Con đường Phạm Văn Đồng phía bắc Nha Trang đã được xây dựng rất đẹp nhưng bờ biển tòan đá hay bùn và san hô nên không thể phục vụ cho du lịch tắm biển.. Cách đây vài năm, chủ khách sạn Mường Thanh đã dọn đá bờ biển và đổ cát để hình thành bãi tắm biển cho du khách nhưng thất bại vì cát bị trôi đi.
Cơ sở khoa học để đưa ra giải pháp này là Lý thuyết “Đê biển bằng cát ở Việt Nam , hiện tượng đặc biệt của thiên nhiên” – KS Doãn Mạnh Dũng trình bày và in trong Kỷ yếu “Thương hiệu Biển Việt Nam lần IV, tiềm năng kinh tế và sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam “do Bộ Tài Nguyên và Môi trường tổ chức tại Vũng Tàu ngày 7/6/2012.

Cải tạo tuyến bờ biển bắc Nha Trang thành bãi tắm biển nên làm theo mô hình theo bản vẽ kèm theo:

 

Bản đồ phía bắc Nha Trang :

– Đê bán nhân tạo màu đỏ dài khoãng 1200 m

– Tuyến bãi tắm màu vàng sẽ cải tạo dài khoãng 4500m, có độ dốc an tòan, nước sạch 

 

Công việc bao gồm :
1- Xây dựng con đê dài khoãng 1200 m nối từ bờ ra hòn Rùa ( hay còn gọi là hòn Mát). Con đê này xây dựng theo phương pháp bán nhân tạo . Con người tạo những điểm kết nối và dòng hải lưu sẽ bồi lấp và gia cố đê. Vì vậy giá thành xây dựng đê là rất rẽ tuy vậy con đê vẩn rất chắn chắn chống lại bão tố. Nguồn đá để làm rọ đá có thể lấy ngay ở cụm núi đầu con đê.
2- Thu nhặt đá bùn, san hô tuyến bờ biển dài khoãng 4,5 km và thay bằng cát mịn với độ rộng từ 100-200 m. Bãi biển sẽ thoai thoải an tòan, rất thích hợp nhu cầu tắm biển cho khách du lịch. Cát mịn sau khi thay sẽ ổn định không bị trôi dạt. Nguồn cát có thể lấy từ đê biển bằng cát tại vịnh Vân Phong.
3- Việc đắp con đê dài 1200m đã tạo ra một vùng nước lý tưởng có độ sâu khoàng -10 m với diện tích vùng mặt nước khoãng 100 ha thích hợp cho các tàu thuyền tránh bão khi cần thiết.
Bãi tắm biển không ảnh hưởng khu vực san hô phía ngoài khơi và cảnh quan vịnh Nha Trang nên có thể chấp nhận và làm tăng khu vực tắm biển cho du khách với độ an toàn cao hơn.

Với mô hình trên việc phát triển dịch vụ du lịch tại Nha Trang sẽ được mở rộng ra khu vực phía bắc Nha Trang. Đó là hướng phát triển Nha Trang ổn định và bền vững.  

KS Doãn Mạnh Dũng

Hội Biển Thành phố Hồ Chí Minh 

Nguồn gốc sự việc như sau:

Ngày 28/8/2013 tại đại hội Hội KHKT Biển Khánh Hòa lần thứ III, khi biết tỉnh Khánh Hòa  có ý định cải tạo bờ biển đường Phạm Văn Đồng thành bãi tắm biển để phát triển du lịch của tỉnh, ông Doãn Mnạh Dũng- đại diện Hội Biển Tp HCM đã đứng lên nói rõ Hội Biển Tp HCM hòan tòan đủ khả năng nhận nhiệm vụ tư vấn trên. Sau đó ngày 5/9/2013, Hội Biển Tp HCM có thư gửi UBND tỉnh Khánh Hòa khẵng định lại năng lực của Hội Biển Tp HCM với công việc trên.