Ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn rõ ràng về lịch sử và đủ chứng cứ . PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận

Vậy hàng triệu ngư dân Việt Nam đương đại chỉ vô tư theo cái nghiệp, mà ông cha của họ truyền lại để kiếm sống thôi. Trong con mắt của họ thì việc Trung Quốc vô cớ đòi quản lý ngư trường, húc chìm tàu, giam giữ người và phương tiện thậm chí bắn vào người dân tay không là hành động của hải tặc và họ nóng lòng mong đợi công lý nhất định phải được làm sáng tỏ.

Theo tôi, thì tranh chấp dầu khí và các nguồn khoáng sản khác tại các quần đảo là sự việc mới và
có liên hệ ảo với vấn đề chủ quyền nên khó giải quyết. Trong khi đó vấn đề ngư trường là hoàn toàn rõ ràng về lịch sử và đủ chứng cứ. Hơn nữa, không có bất cứ quốc gia và tổ chức quốc tế nào công nhận quyền của Trung Quốc trong việc quản lý các ngư trường này và bắn vào ngư dân Việt Nam . Thiết nghĩ Chính phủ cần hành động cương quyết, nều thương lượng được với Trung Quốc trên tinh thân 16 chữ vàng thì tốt.Nếu không được thì cùng với các nước lân cận đưa Trung Quốc ra toà đại hình quốc tế xét xử như một quốc gia hải tặc.

Tiện thể, tôi xin lưu ý đến một số tư liệu lịch sử. Vào đầu thập niên 1920, ý tưởng xây dựng một cơ sở nghiên cứu mạnh để phát triển nghề cá ở Đông Dương đã dần dần chín mùi và Hải học viện Nha
Trang – cơ sở khoa học hàng đầu của Đông Nam Á đã ra đời trong bối cảnh như vậy. Trong tư liệu của Viện, còn lưu trữ đầy đủ chứng cứ về những chuyến khảo sát khoa học tại các quần đảo và vùng Tây bộ Biển Đông. Do không phải là chuyên gia về nghề cá, nên tôi muốn lưu ý đến 2 việc khác cũng góp phần khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam như sau:

Phốt phát phân chim là một nguồn lợi được nhân dân Việt Nam khai thác lâu đời. Các chuyên gia của Hải học viện đã mô tả cách thức khai thác và tiến hành đánh giá trữ lượng để có kế hoạch lâu dài.

Bruzon, Carton và Chevey là những nhà khoa học Pháp đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu dòng hải lưu giả định, mà họ gọi là Dòng chảy lớn Bắc Nam, và đánh giá ảnh hưởng của nó đến nghề cá và đến khí hậu của Đông Dương. Trên cơ sở đó họ đã kiến nghị với Toàn quyền Đông Dương thành lập các trạm khí tượng tại các quần đảo để cảnh báo bão cho ngư dân. Một trong những trạm đó vẫn hoạt động tại Hoàng Sa cho đến khi bị Trung Quốc chiếm vào 1974. Kiến nghị này vẫn có giá trị nghiệp vụ cho đến tận hôm nay. Nếu có trạm như vậy thì ngư dân ta đã không bị thiệt mạng trong cơn bão số 5.

PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận. .