Người Anh họ sống bằng gì !

Đến nước Anh , tôi  được bố trí làm việc tại một Văn phòng nhỏ ở phía Tây thuộc vùng 6 của Lodon. Đó là tầng trệt của một căn hộ chung cư. Nhớ, khi đưa chúng tôi đến Văn phòng, ông Giám đốc nói :

-Ở đây có đầy đủ điện thoại, máy telex, máy photo,máy đánh  chữ… các anh làm gì thì làm ,cứ ra tiền là được!

Chúng tôi phải bắt đầu công việc dịch vụ hàng hải từ số “0” như vậy đấy! Thời đó chưa có máy vi tính  và máy fax như hôm nay.

Sau vài giờ làm việc mệt mỏi, tôi thường  thích bước ra sân hít không khí trong lành vài phút để thư giản.

Vì là khu chung cư nên đám trẽ hai,ba đứa  hay đến chơi dưới tán cây trước cửa Văn Phòng.

 Một lần , tôi nghĩ giải lao,bước ra cửa Văn Phòng.Có một cô bé chỉ khoãng bốn tuổi, xinh như tranh vẽ,  lon ton chạy đến. Cô bé  chỉ vào ba bốn cái  lá rụng  dưới chân và nói :

          May I  sweep  it  off  ?  ( Cho phép tôi quét dọn mấy cái lá này ?)

Cô bé nói nhẹ quá,tôi nghe không hiểu và nhắc:

          Repeat  please !  ( Cháu hảy nhắc lại !)

 

Nó nhắc lại lần thứ hai, tôi mới hiểu và nói:

          Please! ( Cháu cứ làm!)

 

Nghe tôi nói vậy, cô bé nhặt đúng mấy cái lá đem vứt vào gốc cây và quay lại chìa tay ra trước mặt tôi nói:

          Money please ! ( Xin trả tiền!)

Tôi giật mình vì cách sử sự của cô bé bốn tuổi đó. Tôi đưa cho cô bé tiền lẻ đủ  ra mua kem cùng với mấy đứa anh trai nó đang đứng chung quanh.

      Từ đó tôi hiểu, người Anh  từ bé đã được dạy phải lao động để kiếm sống, không và tuyệt đối không biết ‘xin’, đừng nói đến việc ‘tham nhũng ‘hay’ ăn cắp’  của người khác.

                Đó có lẽ là nguồn gốc sức mạnh của nước Anh. Khi tất cả mọi người đều góp kết quả lao động nghiêm túc ở cương vị mình thì cả dân tộc đó mới có “những chiếc bánh” thật sự cho con người.Còn nếu sự đóng góp chỉ là những “chai nước lã” thì bình rượu chung chắc chắn nhạt thếch. Cương vị trong xã hội càng cao mà sự đóng góp chỉ là” nước lã “ thì hậu quả cho cả xã hội sẽ khôn lường.

Thật buồn, người Việt Nam đã sử dụng xe Hon đa của Nhật trên nữa thế kỹ .Cái động cơ xe Hon đa còn chưa làm được mà lại đi mơ làm động cơ tàu biển.Xin  hảy bắt đầu làm từ cái vòi nước, cái công tắc điện, cái gioang kín nước cho các  cánh cửa của con tàu … trước khi nghỉ đến làm cái động cơ cho tàu biển.

Hôm nay, lại mơ làm  đường sắt cao tốc cho tiện nghi đi lại bắc-nam. Sử dụng tài nguyên của đất nước để đổi lấy tiện nghi có bản chất là ăn cắp tài sản của cả nhiều thế hệ  để thỏa mản cái “thích” của thế hệ hôm nay.Tại sao không tập trung mở ngay đường sắt khổ 1435 mm để hòa nhập với đường sắt các nước, thỏa mản nhu cầu không chỉ vận chuyển hàng hóa mà cho cả con người ?

Tiếng Anh có hai từ : need và like. ( Cần và thích). Cần thì rất ít. Cả dân tộc Việt Nam đang cần đường sắt vận chuyển, hàng hóa  chứ chưa thích đường sắt cao tốc chở hàng khách bắc nam đi cho nhanh và sang.Năm mươi năm sử dụng xe Hon đa của người Nhật mà không tiếp nhận được công nghệ làm động cơ thì có lẽ 500 năm tới cũng chỉ biết thuê người Nhật sang cung cấp phụ tùng và vật tư cho đường  sắt cao tốc.

Khi sự tham lam và ích kỹ  đã đến tận cùng của sự khinh bĩ, con người chỉ còn biết chờ luật “nhân quả”.

Nhớ cuối thập niên 1980, sau khi  đi Nhật về.Tôi đến thăm cô giáo mà tôi rất quý mến ,dạy tôi ở lớp học đầu tiên trên đất Bắc  ở Hà Nội. Đó là   Đổ Hồng Chỉnh.Chồng cô là bác Phan Anh -cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại thương đã hỏi tôi :

          Sang Nhật cháu có ấn tượng gì sâu sắc nhất?

Tôi không ngần ngại trã lời ngay :

          Sang Nhật cháu tự hỏi :

Dân Việt yêu nước Việt có bằng dân Nhật yêu nước Nhật?

Lảnh tụ Việt yêu nước Việt có bằng lảnh tụ Nhật yêu nước Nhật?

Và chúng cháu tự trả lời :

Chúng ta đã chứng minh trước 30/4/1975, còn hôm nay chưa chứng minh được !

     Ông lặng thinh, không hỏi tiếp. Trong lòng tôi cảm thấy có lổi vì nói chạm  đến điều sâu thẳm trong lòng ông !

     Sau đó vài năm, tôi được tin ông mất và đã đến thắp nhang bàn thờ ông .

Hôm nay các lảnh tụ Nhật lại tuyệt vời, tìm cách bán cho bằng được công nghệ đường sắt cao tốc của nước Nhật cho Việt Nam. Họ đúng là quá  yêu nước Nhật.Câu tự trả lời trên về ấn tượng nước Nhật sau hơn 20 năm , vẩn không thay đổi !

Phải chăng sự giáo dục của Việt Nam đã bị thiên lệch.

Nhớ một lần, ông Giám đốc ở London hỏi  anh trưởng  nhóm chúng tôi :

          Khi ở Việt Nam, anh làm  gì ở văn phòng hàng ngày ?

Anh bạn tôi vốn là cán bộ ở Hải Phòng thành thực trả lời :

          Sáng đầu giờ đọc báo, sau đó nhân viên vào trình giấy tờ thì ký.

Nghe xong ,ông Giám đốc giật mình. Ngay trong tháng , mua vé máy bay để anh chàng về nước. Thật ra anh ta có trình độ tiếng Anh hơn tôi nhiều, nhưng tiếng Anh chỉ là cái cày, con người phải cày mới ra “đồng tiền, bát gạo” .Nhưng chữ nghĩa để viết Báo cáo và Nghị quyết kể cả bằng tiếng Anh,thì khó có người bằng bạn tôi.Sự việc trên đã dạy cho tôi biết người Anh rất cần kết quả, họ không cần lời hứa.

Đến  nước Anh và hàng ngày vẩn dùng tiếng Anh, nhưng có lẽ  ít ai chú ý  : Người Anh, họ sống bằng lao động !

KS Doãn Mạnh Dũng